221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
914330
Bầu cử Pháp: lo ngại độ tin cậy của máy kiểm phiếu
1
Article
null
Bầu cử Pháp: lo ngại độ tin cậy của máy kiểm phiếu
,

 (VietNamNet) - Nhiều đảng phái chính trị và tổ chức ở Pháp lên tiếng lo ngại trước độ tin cậy của các máy đếm phiếu tự động sẽ được sử dụng trong đợt bầu cử Tổng thống tới. Trong khi đó, chỉ còn đúng một tháng, hàng triệu công dân Pháp sẽ lựa chọn Tổng thống của mình thông qua hệ thống này. 

 

3.jpg

Một trong những ứng cử viên trong kỳ bầu cử Tổng thống Pháp

Trả lời nhật báo 20Minutes, Thị trưởng thành phố Sceaux (vùng Hauts-de-Seine) Philippe Laurent, cho biết, chính quyền thành phố quyết định sẽ không trang bị máy đếm phiếu tự động. Bên cạnh vấn đề chi phí để trang bị (trung bình 4600euros/máy), khả năng kiểm chứng độ tin cậy của máy đếm phiếu tự động hầu như bằng không. Cùng chia sẻ nỗi lo này, Chủ tịch tổ chức Ordinateur-de-vote Pierre Muller e ngại việc máy đếm phiếu tự động  không cung cấp bất cứ giấy tờ chứng minh người dân đã đi bầu, cũng như việc lựa chọn của họ đã được tính.

 

Và vì thế, nhà nghiên cứu Chantal Enguehard (Đại học Nantes) cảnh báo: “kết quả bầu cử sẽ cực kỳ khó dự đoán” và “cũng như mọi hệ thống tin học nào khác, máy đếm phiếu tự động cũng có thể bị nhầm lẫn”. Tranh cãi và hoài nghi càng có cơ sở khi công luận Pháp vẫn chưa quên những rắc rối của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2000 và gần đây nhất là vụ sửa chương trình của một nhóm các nhà tin học Hà Lan với một máy đếm phiếu tự động vào năm 2006.

Trấn an những lo ngại trên, Bộ Nội vụ Pháp tuyên bố sẽ áp dụng mọi biện pháp bảo đảm bỏ phiếu bằng máy tự động sẽ diễn ra an toàn và trung thực. Bộ Nội vụ Pháp đã ban hành 114 yêu cầu nghiêm ngặt về mặt kỹ thuật đối với các máy đếm phiếu tự động. Theo đó, chỉ có máy đếm phiếu của ba hãng sản xuất Nedap, Indra Sistemas (Tây Ban Nha) và iVotronic (Mỹ) là đáp ứng tốt những yêu cầu trên.

Bộ Nội vụ Pháp khẳng định hài lòng “với kết quả vận hành của máy đếm do các hãng này sản xuất”. Một vài máy đếm của ba hãng trên cũng đã được sử dụng trong đợt trưng cầu dân ý về dự thảo Hiệp ước Hiến pháp châu Âu hè năm 2005. Phụ trách hãng sản xuất France Election Gregoire Reyns cũng tin tưởng “dạng phá hoại như hacker trên thực tế đã lỗi thời và cũng chưa từng xảy ra ở Pháp”, hơn nữa, “vì nguyên tắc hoạt động của máy đếm phiếu tự động chỉ là đơn giản là đếm những bảng số được đánh dấu”.

Tuy nhiên, những chỉ trích tính minh bạch, độ chính xác và khả năng an toàn của các máy đếm phiếu vẫn nổi lên từ đầu năm nay. Lập luận về các quy định kỹ thuật do Bộ Nội vụ ban hành, nhà nghiên cứu Chantal nhận xét: “Bản thân các quy định của Bộ Nội vụ thừa nhận rằng chương trình cài trong máy đếm là tối mật, tức là mã nguồn không được công bố, nhưng điều đó cũng có nghĩa là những công dân bình thường không thể kiểm chứng được quá trình vận hành của máy tính. Như vậy cũng có thể hiểu là bí mật công nghiệp đã được đặt lên trên tính minh bạch của quá trình bầu cử”.

Bên cạnh nguy cơ máy đếm bị xoá chương trình của mình, nỗi lo về việc đếm sai số lượng phiếu cũng rất lớn. Cùng với sự cố ở bang Florida tại kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2000 thì bằng chứng rõ ràng nhất là một máy đếm ở Bỉ đã đếm nhiều hơn 4000 phiếu so với số lượng cử tri đi bầu trên thực tế vào năm 2003.

Đảng Xanh của ứng cử viên Dominique Voynet kêu gọi tổ chức một cuộc tranh luận trên quy mô toàn nước Pháp để cùng xem xét vấn đề này. Đầu tháng 2 vừa qua, thành viên đảng Xanh đã thông qua nghị quyết trong đó chỉ trích “việc lắp đặt các máy đếm phiếu tự động tiến hành trong khi chưa hề tổ chức một cuộc thăm dò ý kiến cũng như bàn luận về tính tin cậy và nguy cơ bị phá hoại hoặc gian lận bằng các máy này”.

Sự e dè này cũng được cảm nhận tại chính đảng Xã hội Pháp, đại biểu hội đồng thành phố Paris Patrick Bloche (thành viên đảng Xã hội) thừa nhận “sự hồ nghi của các thành viên đảng Xã hội” với “những hệ thống máy móc có vẻ ít rõ ràng hơn nhiều so với thùng phiếu”.

Trước nguy cơ tính nhầm số lượng phiếu và nguy cơ gian lận, Hiệp hội máy điện toán đề xuất chức năng kép của máy đếm hiện nay. Mỗi khi người dân thực hiện xong sự lựa chọn của mình, máy đếm sẽ ghi lại kết quả đó và tính theo chương trình đã lập sẵn, đồng thời in một giấy chứng nhận về thời gian, địa điểm, lựa chọn bầu cử. Giấy chứng nhận này được lưu giữ trong một thùng phiếu bình thường để phòng trường hợp kiểm phiếu bằng tay.

Tuy nhiên, giải pháp trên không nằm trong loạt 114 yêu cầu kỹ thuật của Bộ Nội vụ Pháp công bố từ năm 2003 đối với máy đếm phiếu tự động. Đồng thời, giải pháp này yêu cầu một lượng nhân lực huy động để giám sát thùng phiếu. Nếu như thế, việc sử dụng máy đếm phiếu tự động khó có thể là phương án cho tình trạng thiếu nhân lực (và tiết kiệm kinh phí làm thêm giờ!) phục vụ cho bầu cử tổng thống Pháp. 

  • Thừa Thiên (tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,