221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
913080
Iran chơi ván bài lớn hơn?
1
Article
null
Quanh vụ Tehran bắt giữ 15 thuỷ thủ Anh
Iran chơi ván bài lớn hơn?
,

Ở một số phương diện, việc bắt giữ 15 thủy thủ của Hải quân Hoàng gia Anh hôm 23/3 dường như là hình ảnh phản chiếu những gì từng xảy ra hồi tháng 6 năm 2004.

Tuyến đường thuỷ Shatt al-Ara giữa Iran và Iraq.

Khi ấy, và cũng như bây giờ, các thuỷ thủ Anh đang tuần tra ở vùng biển gây tranh cãi gần biên giới phía nam giữa Iraq và Iran thì bị lực lượng Bảo vệ Cách mạng của nước Cộng hoà Hồi giáo bắt và giam giữ mặc dầu giữa hai lần có một số khác biệt lớn, chẳng hạn như về địa điểm.

Lần này, các sĩ quan hải quân Mỹ và Anh khẳng định các tàu tuần tra đang làm nhiệm vụ trong lãnh hải Iraq ở phía bắc Vùng Vịnh. Còn sự việc năm 2004 xảy ra ở xa hơn về phía bắc, ở tuyến đường thuỷ Shatt al-Arab, và các quan chức Anh không rõ lắm binh sĩ của họ ở phía nào của đường biên giới tranh chấp.

Đó là “một tình huống lộn xộn” và “thời tiết khắc nghiệt”, lúc đó họ nói như vậy - để ngỏ khă năng những binh sĩ này đã thực sự bị đưa vào lãnh hải Iran.

Tuy nhiên, theo phía Iran thì lần đó, 8 lính thuỷ Anh cùng với 3 tàu tuần tra của họ bị buộc tội tiến vào lãnh hải Iran một cách chủ tâm, “mang theo đầy đủ vũ khí tinh vi, máy radio và các thiết bị khác”.


Một số bài báo thậm chí còn cho rằng những thuỷ thủ này sẽ bị đưa ra xét xửIran. Họ bị giam 3 ngày và bị bịt mắt khi xuất hiện trên Đài Truyền hình.

Chỉ sau khi họ đưa ra lời xin lỗi rằng đã bị mất phương hướng và lạc vào lãnh thổ Iran, họ mới được đưa tới Tehran và được trao cho Đại sứ quán Anh ở đó.  Còn ba con tàu cùng các trang thiết bị không bao giờ được trả lại cho phía Anh.

 

Quan hệ căng thẳng

 

Tuy nhiên, sự khác biệt lớn nhất giữa sự việc lần này và sự việc năm 2004 là hoàn cảnh chính trị đã thay đổi.

Năm 2004 dù các mối quan hệ giữa Anh và Iran đã rất căng thẳng song vẫn chưa ở mức tồi tệ như hiện nay.

Khi xưa, các nhà ngoại giao Anh cho rằng sự ảnh hưởng của Iran ở miền nam Iraq là tích cực.

Và lúc đó, mặc dầu cuộc tranh cãi xoay quanh chương trình hạt nhân của Iran đang nóng bỏng, một cuộc điện thoại của Ngoại trưởng Anh Jack Straw tới Tehran vẫn có thể dẫn tới các mối quan hệ tốt với Bộ trưởng Ngoại giao Iran Kamal Kharazzi, giúp tháo ngòi nổ cho cuộc khủng hoảng.

Còn ngày nay, hoàn cảnh chính trị đã trở nên phức tạp hơn rất nhiều.

Trước hết, cả Anh và Mỹ đang công khai cáo buộc một số người ở phía Iran đang tiếp nhiên liệu cho nạn bạo lực ở Iraq.


Mới sáng nay, sĩ quan chỉ huy Anh ở Basra, miền nam Iraq, cho biết ông đã được các lãnh đạo bộ tộc địa phương thông báo rằng mật vụ Iran đang cung cấp vũ khí cho người dân bản xứ và trả cho họ 500 USD mỗi tháng để thực hiện các cuộc tấn công. Vị tư lệnh này khẳng định có “mọi bằng chứng chi tiết cho thấy Iran có liên quan”.

Còn ở phía bắc Iraq, người Mỹ cũng đang có những cáo buộc tương tự.

Về phía Iran, các quan chức nước này tỏ ra giận giữ trước vụ bắt giữ hồi tháng 1 nhằm vào 5 thành viên của Lực lượng Bảo vệ Cách mạng bị tình nghi là xúi giục bạo lực ở Iraq. Họ vẫn đang bị người Mỹ giam giữ. 

Và vượt lên trên phạm vi Iraq, có một sự căng thẳng ngày càng lớn xoay quanh chương trình hạt nhân của Iran. 

Kể từ khi ông Mahmoud Ahmadinejad lên giữ chức Tổng thống Iran tháng 6/2005, các nỗ lực của phương Tây thuyết phục Iran từ bỏ tham vọng hạt nhân lại chẳng đi đến đâu. 

Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad.
Áp lực gia tăng


Tổng thống Iran Ahmadinejad, trước sau như một, khẳng định Iran có quyền làm giàu uranium hợp pháp. Lập trường này đã khiến cho Hội đồng Bảo an nhất trí áp đặt một số lệnh cậm vận đối với nước Cộng hoà Hồi giáo. 

Và giờ đây, áp lực nhằm vào Iran tiếp tục tăng lên khi Hội đồng Bảo an đang sẵn sàng bỏ phiếu về một nghị quyết mới nhằm mở rộng các lệnh cấm vận này.

 

Tại trụ sở của LHQ ở New York tuần này, đề xuất trì hoãn và giảm bớt lệnh cấm vận đối với Iran của Nam Phi đã bị một số thành viên có quyền phủ quyết – trong đó có Anh - từ chối thẳng thừng.

Cảnh báo của lãnh đạo tối cao

Vì vậy, sự việc hôm nay có liên quan tới một bối cảnh ngoại giao rộng lớn hơn? Đúng, dĩ nhiên là có thể như vậy.

 

Hồi đầu tuần, lãnh đạo tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei cảnh báo các nước phương Tây rằng nếu họ tiếp tục “đe doạ, thực thi chính sách áp bức và bạo lực, thì chắc chắn họ phải biết rằng các nhà chức trách Iran sẽ dùng mọi khả năng của mình để tấn công kẻ thù”. 


Và một số quan chức Iran cũng lặp lại lời cảnh báo đó.

Tuy vậy, dường như có một cuộc tranh luận nóng bỏng đang diễn ra giữa các phe cánh khác nhau bên trong chính phủ Iran rằng họ sẽ có lợi ích đến đâu nếu tiếp tục đối đầu.

Một hội nghị gần đây ở Baghdad có sự tham dự của cả người Iran và người Mỹ đã tạo ra sự tranh cãi gay gắt nhưng bên cạnh đó là hy vọng về khả năng hợp tác.

Và cùng với những lời đe doạ, các quan chức ngoại giao Iran cũng tỏ tín hiệu họ sẵn sàng thoả hiệp về thoả thuận hạt nhân - chừng nào họ không bị ép nhún nhường quá đáng. 

Tất cả những điều này cho thấy vụ bắt giữ các thủy thủ Anh ngày 23/3 có thể là một phần của một trò chơi ngoại giao lớn hơn.

 

Tuy thế, cũng vẫn có khả năng nó chỉ đơn giản là kết quả của sự nhầm lẫn ở vùng biển tranh chấp đã nhiều năm nay.

 

Vì vậy, thật khó mà nhận định bối cảnh ngoại giao hiện nay sẽ khiến cho nỗ lực đòi Iran thả những người lính Anh dễ hơn hay khó hơn.

Ít nhất thì những cuộc đàm phán để chấm dứt cuộc khủng hoảng này sẽ phải được tiến hành rất thận trọng.

  • Thanh Hảo (Theo BBC)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,