221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
903682
Mỹ muốn đặt radar tên lửa ở Caucasus
1
Article
null
Mỹ muốn đặt radar tên lửa ở Caucasus
,

Giám đốc Cơ quan tên lửa phòng vệ Mỹ cho biết hôm 1/3 rằng Washington muốn thiết lập một căn cứ radar chống tên lửa ở vùng Caucasus, một động thái mà có thể làm rạn nứt hơn nữa quan hệ với Nga.

Soạn: HA 1045960 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Trung tướng Henry Obering

Tại trụ sở của NATO ở Brussels, Trung tướng Henry A. Obering nói rằng đây là một loại radar dễ vận chuyển, có thể được lắp đặt rất nhanh, trong một vài ngày. Đây sẽ là hệ thống phát hiện sớm mọi tên lửa thù địch cho hệ thống radar lớn hơn ở Séc. Ông đã từ chối cung cấp chi tiết về việc hệ thống radar tầm xa này có thể được lắp đặt ở quốc gia nào.

Trong hai ngày hội đàm với các quan chức Nga, Tướng Obering đã giảm nhẹ mọi nguy cơ tiềm năng của radar di động này đối với Nga. ''Radar đó sẽ được hướng về phía Iran. Chúng tôi không thể quay nó xung quanh để hướng vào Nga. Thậm chí nếu chúng tôi có thể, radar cũng không thể nhìn đủ xa để có thể theo dõi một tên lửa của Nga'', ông nói.

Mỹ đã tuyên bố hồi tháng 1 bắt đầu các cuộc đàm phán với Ba Lan và Séc để lắp đặt một radar và 10 tên lửa đánh chặn, khiến Nga và châu Âu phản đối mạnh mẽ. Washington cho rằng hệ thống này sẽ giúp bảo vệ các đồng minh châu Âu. Hệ thống sẽ không nhằm vào Nga và được sử dụng để chống lại các cuộc tấn công tên lửa từ những quốc gia như Iran.

Moscow đã chỉ trích kế hoạch của Washington. Chắc chắn việc đặt một hệ thống radar nữa tại một quốc gia đồng minh với Mỹ như Grudia hay Azerbaijan sẽ dấy lên sự phản đối mạnh mẽ hơn nữa từ Nga.

Không giống các hệ thống radar chống máy bay, radar chống tên lửa có các chùm rất hẹp, không thể được sử dụng để giám sát những khoảng không rộng lớn. Chúng có độ phân giải cao và tầm rất xa, có khả năng theo dõi các vật thể có kích cỡ bằng quả bóng chày ở cách xa gần 3.200km.

Nga đã cảnh báo Ba Lan và Séc có nguy cơ bị các tên lửa của Nga tấn công nếu nhất trí cho Mỹ triển khai các căn cứ chống tên lửa.

Tại Moscow, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko cho biết các hệ thống tên lửa mà Washington dự định đặt tại Séc và Ba Lan sẽ là một ''yếu tố mà chúng tôi sẽ phải tính tới khi quyết định các bước đi trong lĩnh vực chính trị - quân sự. Trong một thế giới hiện đại, an ninh không thể chia được. Bạn không thể đảm bảo an ninh của chính bạn nếu bạn khiêu khích sự lo ngại của các nước khác về an ninh của họ''.

Ông Obering đã giải thích rằng 10 tên lửa đánh chặn tại Ba Lan sẽ được lắp đặt tại một khu vực có kích cỡ bằng một sân bóng, với tổng chi phí 2,5 tỷ USD. Hệ thống radar ở Séc - được chuyển về từ căn cứ hiện nay tại Nam Thái Bình dương - sẽ tiêu tốn chừng 500 triệu USD.

  • Minh Sơn (Theo AP, AFP)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,