221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
896934
Các nước chuẩn bị cho đàm phán hạt nhân Triều Tiên
1
Article
null
Các nước chuẩn bị cho đàm phán hạt nhân Triều Tiên
,

Đại diện các đoàn về vấn đề đàm phán giải trừ quân bị CHDCND Triều Tiên bắt đầu tới Trung Quốc từ hôm nay. Phái viên Mỹ nói, ông hy vọng một ''sự thương lượng cứng rắn'' xung quanh các đề xuất mới nhằm thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân.

Soạn: HA 1028583 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Christopher Hill

Việc nối lại đàm phán sáu bên, có thể bắt đầu từ ngày mai (8/2) là sự nối tiếp cuộc đàm phán bế tắc hồi tháng 12 vừa qua. Tuy nhiên, kể từ đó tới nay xuất hiện nhiều dấu hiệu lạc quan. Washington đã ''nâng cấp'' đề xuất của mình trong giải trừ quân bị để đổi lại đảm bảo an ninh và hỗ trợ năng lượng trong cuộc gặp tại Berlin mà phía Bình Nhưỡng mô tả là khá tích cực.

"Vấn đề lớn là liệu CHDCND Triều Tiên có sẵn sàng thúc đẩy tiến trình hay không'', Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, Christopher Hill, nói với báo giới trước khi rời Tokyo tới Bắc Kinh. ''Chúng tôi đã có những dấu hiệu tốt ở Berlin, nhưng tôi nghĩ, chúng tôi cũng biết rằng, sẽ cần những sự thương lượng khá cứng rắn''.

Ông Hill và những người đồng nhiệm từ Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Hàn Quốc theo lịch trình sẽ có cuộc gặp song phương vào chiều nay. Đại diện đoàn đàm phán của CHDCND Triều Tiên sẽ tới vào sáng mai.

Bốn năm trước, Bình Nhưỡng đã rút khỏi thỏa thuận năm 1994 xung quanh chương trình hạt nhân sau khi Washington cáo buộc CHDCND Triều Tiên gian lận. Vào tháng 10 năm ngoái, Bình Nhưỡng đã tiến hành thử nghiệm thiết bị hạt nhân đầu tiên.

Mục tiêu chung đặt ra cho bàn đàm phán sáu bên là Bình Nhưỡng trở lại thỏa thuận tháng 9/2005. Theo đó, Bình Nhưỡng chấp thuận từ bỏ chương trình hạt nhân qua các giai đoạn trong khi những nước khác cung cấp năng lượng và đảm bảo sẽ không dùng vũ lực can thiệp vào nội bộ CHDCND Triều Tiên.

Đại diện đoàn đàm phán hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, Kim Kye Gwan, vừa tới Mỹ tuần trước đã khẳng định, Bình Nhưỡng cũng đưa ra yêu cầu bình thường hóa quan hệ với Mỹ, và những cung cấp điện, dầu. David Albright - Chủ tịch Học viện Khoa học và An ninh quốc tế tại Washington, người có mặt trong cuộc gặp với đại diện từ Bình Nhưỡng, cho hay, các quan chức CHDCND Triều Tiên tỏ ra rất lạc quan. "Cảm giác của tôi là họ sẵn sàng tiến tới giải trừ quân bị, nhưng đó sẽ là một tiến trình chậm, vì thiếu sự tin tưởng của Mỹ''.

  • Kỳ Thư (Theo AP)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,