221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
891890
Kosovo được ủng hộ để tách khỏi Serbia
1
Article
null
Kosovo được ủng hộ để tách khỏi Serbia
,

Gần tám năm sau khi máy bay NATO can thiệp vào cuộc xung đột sắc tộc ác liệt giữa người Serbia và người Albania nổi dậy ở tỉnh Kosovo thuộc Liên bang Nam Tư cũ, Mỹ và các đồng minh châu Âu đã nhất trí ủng hộ Kosovo vĩnh viễn tách khỏi Serbia dưới sự giám sát tiếp tục của quốc tế.

Soạn: HA 1018823 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Quyết định này có thể dẫn tới việc chính thức thành lập một nhà nước mới ở Đông Nam châu Âu vào mùa hè này. Nhà nước này sẽ trở thành thành viên ở LHQ và có quân đội riêng. Tuy nhiên, một quan chức ngoại giao đóng ở Thủ đô sẽ giữ quyền sa thải các quan chức và bãi bỏ các quyết định được coi là gây chia rẽ. Các vấn đề quản lý hàng ngày sẽ do bộ máy chính quyền địa phương kiểm soát.

Kế hoạch nhạy cảm

Theo kế hoạch trên, quân đội NATO sẽ tiếp tục tuần tra ở nhà nước mới này để đảm bảo hoà bình và bảo vệ các cộng đồng thiểu số. NATO sẽ dần rút đi khi Kosovo chuẩn bị gia nhập NATO và EU.

Đặt Kosovo trên một con đường hướng tới độc lập hoàn toàn nhằm khép lại một chương trong lịch sử Balkan. Chương lịch sử đó được đánh dấu bởi chiến tranh, biến động chính trị, sự tổn thất về người và của đáng giá hàng tỷ đôla.

Là một tỉnh của Serbia, Kosovo nằm dưới sự quản lý của LHQ kể từ năm 1999 tới nay. Năm đó, một chiến dịch không kích 78 ngày do NATO tiến hành đã buộc quân đội Nam Tư rút lui, chấm dứt cuộc chiến tàn bạo chống lại những du kích đấu tranh đòi tự trị cho đa số người Albania ở tỉnh này. Cũng từ đó, nhiều thành viên thuộc cộng đồng Serbia thiểu số ở Kosovo đã chạy trốn khỏi sự báo thù của người Albania.

Kế hoạch mới là kết quả của các cuộc thảo luận ngoại giao kéo dài giữa các nước châu Âu và Mỹ. Một phần của kế hoạch nhằm giảm bớt áp lực căng thẳng đòi độc lập của người Albania. Các quan chức phương Tây lo ngại nếu không có hành động chính thức nào về vấn đề này, bạo lực mới có thể nổ ra vào mùa hè tới.

Các quan chức nói rằng cuối cùng việc cho phép Kosovo độc lập sẽ mang lại lợi ích kinh tế to lớn. Họ dự báo độc lập sẽ giúp Kosovo thu hút đầu tư tư nhân, viện trợ và cho vay của phương Tây. Kể từ năm 1999 tới nay, nước ngoài đã rót hơn 2,5 tỷ USD vào tỉnh này song số tiền đó chỉ có tác động chút ít tới nền kinh tế sa sút và tham nhũng ở đây. Kosovo có mỏ than non lớn nhất châu Âu. Các nhà hoạch định kinh tế hy vọng quốc gia mới có thể xây dựng các nhà máy điện và nổi lên như một nhà cung cấp điện chủ yếu cho các nước láng giếng ở Balkan.

Chưa phải dấu chấm hết

Một số nhà ngoại giao cảnh báo sự đồng thuận của các cường quốc phương Tây không có nghĩa là dấu chấm hết của câu chuyện. Các lãnh đạo Serbia đã liên tục vận động chống lại việc chia tách bất kỳ một tỉnh nào của nước này. Nhiều người Serbia hiện hướng tới Moscow để bảo vệ quyền lợi của họ bởi Nga có quyền phủ quyết khi vấn đề này được trình lên Hội đồng Bảo an để bỏ phiếu, có lẽ vào mùa xuân này.

Tuy nhiên, Moscow đã bóng gió rằng sẵn sàng ủng hộ kế hoạch này để đổi lấy việc Mỹ và châu Âu ủng hộ sự ly khai chính thức của hai vùng do Nga hậu thuẫn ở Grudia. Washington và các đồng minh đã phản đối ý định này.

Việc chính thức vẽ lại các đường biên giới của Serbia được mong đợi kể từ năm 1999. Tuy nhiên, triển vọng độc lập của Kosovo lại gây lo lắng cho một số nước láng giềng Balkan có sự chia rẽ về sắc tộc và thậm chí là đối với Tây Ban Nha, nơi áp lực ly khai vẫn hiện hữu ở xứ Basque.

Ngoài ra, các nhà ngoại giao cho biết không một nước phương Tây nào muốn thấy Serbia tức giận hơn nữa bởi một nghị quyết do phương Tây áp đặt.

Tuy nhiên, các quan chức cấp cao của Phương Tây đã khẳng định tại một cuộc họp hồi tháng 9 tại New York rằng đã tới thời điểm chín muồi để quyết định địa vị của Kosovo và các nhà ngoại giao dự kiến gặp gỡ hôm nay tại Vienna để đưa ra những quyết định cuối cùng về kế hoạch này để trình lên các phái đoàn Serbia và Kosovo vào ngày 2/2 tới.

Các quan chức Mỹ giấu tên thừa nhận đây là thời điểm khó khăn về chính trị: các đảng ở Serbia đang đấu tranh để thành lập một chính phủ mới sau cuộc tổng tuyển cử mà trong đó phe dân tộc chủ nghĩa giành được nhiều phiếu nhất. Cùng lúc đó, nhiều người Albania ở Kosovo tức giận rằng chính trị gia ảnh hưởng nhất của họ - cựu tư lệnh nổi dậy Ramush Haradinaj - sẽ sớm bị xét xử tại Hague về các tội phạm chiến tranh.

Tuy nhiên, các nhà ngoại giao Mỹ và châu Âu cho biết, cựu Tổng thống Phần Lan Martti Ahtisaari, đặc phái viên của Tổng thư ký LHQ, đã quyết tâm hành động sau 14 tháng thảo luận. Ông sẽ đề xuất Kosovo không còn được quản lý bởi LHQ theo một nghị quyết năm 1999 của Hội đồng Bảo an. Nghị quyết cam kết ủng hộ các nguyên tắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Nam Tư - một quốc gia không còn tồn tại.

Các nhà ngoại giao nói rằng bãi bỏ nghị quyết trên của LHQ sẽ cho phép 1,7 triệu người Albania ở Kosovo, chiếm 90% dân số của tỉnh này, tuyên bố độc lập khỏi Serbia. Mỹ, Anh và Albania sẽ nhanh chóng công nhận bước đi này song Kosovo vẫn tiếp tục nằm dưới sự kiểm soát của quốc tế.

Mặc dù các quan chức ở Serbia sẽ phản đối rầm rầm song chính phủ của họ đã mất quyền kiểm soát Kosovo vào năm 1999. Các nhà ngoại giao cũng tin rằng các lãnh đạo Albania sẽ công khai đòi độc lập hoàn toàn cho Kosovo song sẽ chấp nhận kế hoạch này vì đó là kế hoạch tốt nhất mà trước mắt họ có.

Đức, nước giữ chức chủ tịch EU luân phiên tới tháng 7, nhất quyết rằng không có quyết định nào được đưa ra nếu không có sự ủng hộ của Nga. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao Đức cũng phản đối việc thoả thuận với Nga để ủng hộ sự ly khai của một số vùng khỏi Grudia và vùng Transnistria tách vĩnh viễn khỏi Moldova.

Các nguồn tin cho biết ông Ahtisaari có thể sẽ đề xuất thành lập một sứ mạng mới của LHQ tại Kosovo dưới sự chỉ huy của nhà ngoại giao Hà Lan Peter Feith. Nhà ngoại giao này trước kia đứng đầu một sứ mạng giám sát của LHQ tại tỉnh Aceh của Indonesia và tham gia giải quyết các cuộc xung đột sắc tộc ở Bosnia và Macedonia.

Mục đích của sứ mạng mới sẽ là giúp người Albania xây dựng một quốc gia nơi người Serbia và những người khác có thể sống an toàn, được tôn trọng và ổn định về kinh tế, ông Ahtisaari phát biểu trước Hội đồng châu Âu gồm 46 quốc gia hôm 24/1. Ông Feith, với khoảng 100 nhân viên, sẽ có quyền bãi nhiệm các quan chức hoặc huỷ bỏ các đạo luật. Trợ lý của ông có thể là một người Mỹ.

Một lực lượng quốc tế giám sát việc thi hành luật, nằm dưới sự kiểm soát của EU, gồm 1.000 người và có quyền đối với lực lượng cảnh sát địa phương và cơ quan tư pháp. Quân đoàn bảo vệ Kosovo - một lực lượng quân đội địa phương, có thể sẽ bị giải thể hoặc bị thay thế bởi lực lượng dân phòng do NATO huấn luyện. Lực lượng đó sẽ tạo nên cốt lõi của quân đội Kosovo trong tương lai.

Người Serbia tại Kosovo, khoảng 114.000 người, sẽ được trao quyền kiểm soát một số khu vực nằm rải rác khắp vùng lãnh thổ này. Tại đó, họ có thể nhận tiền từ Serbia để tài trợ cho các bệnh viên và trường học của họ. Các biện pháp mới sẽ được triển khai để bảo vệ các địa điểm tôn giáo của người Serbia mà thường hay bị các phần tử cực đoan Albania tấn công. Các nghị sĩ Serbia sẽ có quyền phản đối các đạo luật.

  • Minh Sơn (Theo Washington Post)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,