221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
850244
Đe dọa chạy đua vũ trang ám ảnh châu Á
1
Article
null
Đe dọa chạy đua vũ trang ám ảnh châu Á
,

Bóng ma về một cuộc chạy đua vũ khí nguyên tử ở châu Á đang ám ảnh cả khu vực sau khi CHDCND Triều Tiên khiến cả thế giới choáng váng với tuyên bố đã thử nghiệm thành công vũ khí hạt nhân.

>>> Bên trong kho vũ khí của CHDCND Triều Tiên
>>> Lịch sử cuộc khủng hoảng hạt nhân CHDCND Triều Tiên

Soạn: HA 918609 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng có thể tạo nên cuộc chạy đua vũ trang tại khu vực.

Sáng nay, Bình Nhưỡng khẳng định ''Tiến bộ này góp phần bảo vệ hòa bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên lẫn những khu vực ở quanh đó''. Động thái mới của Bình Nhưỡng khiến cộng đồng quốc tế lo ngại sâu sắc.

Các quan chức từ Washington tới Seoul từng cảnh báo về một cuộc chạy đua vũ trang từ trước khi CHDCND Triều Tiên tuyên bố sẽ thực thi lời đe dọa: gia nhập câu lạc bộ các cường quốc hạt nhân. Giới chức Mỹ và Nhật tuyên bố, đang cố gắng xác nhận tuyên bố: đã thử thành công vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.

Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Yu Myung-hwan nói, vụ thử có thể tạo cớ cho Nhật tiến tới sở hữu hạt nhân, làm nổ ra một loạt biện pháp đối phó của các nước láng giềng hoài nghi ở châu Á và dẫn tới bất ổn khu vực.

''Không có gì bằng một quả bom'' ông Peter Beck, Giám đốc Nhóm Khủng hoảng quốc tế, cơ quan cố vấn có trụ sở tại Seoul cho hay. ''Có thể nói rằng, nó sẽ dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang và khiến chính phủ các nước trong khu vực phải tăng chi phí quốc phòng''. 

Cuộc chạy đua hạt nhân khởi đầu là Bình Nhưỡng rồi tới Tokyo sẽ khiến các thành phố lớn trên thế giới chìm trong bóng đen vũ khí nguyên tử. Hàn Quốc và Đài Loan, hai nơi vốn ngần ngại dính líu tới hạt nhân, rối sẽ tham gia cuộc đua với các nước khác.

Nếu tính ở quy mô lớn hơn, sự quan tâm của CHDCND Triều Tiên với vũ khí nguyên tử có thể khiến các cường quốc trong lĩnh vực này như Mỹ, Ấn Độ hoặc Trung Quốc ''học tập'' bằng cách nối lại các vụ thử nghiệm hạt nhân. Động thái này có thể làm tăng cao nguy cơ phổ biến hạt nhân, các nhà phân tích nhận định.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld hồi giữa tuần trước cảnh báo rằng, việc cho phép CHDCND Triều Tiên thử nghiệm bom sẽ gây ra hậu quả khó kiểm soát. Hiện, nhiều nước lo ngại CHDCND Triều Tiên có thể dùng tên lửa có gắn bom nhằm vào Seoul, Tokyo hoặc cả một số điểm trên đất Mỹ

Khủng hoảng hạt nhân CHDCND Triều Tiên bùng phát từ năm 2002 khi Mỹ cáo buộc quốc gia này bí mật tiến hành chương trình hạt nhân bí mật, vi phạm thỏa thuận năm 1994.

Hiện nay, dù khả năng đánh trúng mục tiêu của vũ khí CHDCND Triều Tiên vẫn bị nghi ngờ song quốc tế vẫn lo ngại và theo sát từng động thái của nước này. Năm 1998, quốc gia phía bắc Bán đảo Triều Tiên này khiến thế giới bị sốc khi phóng một tên lửa đạn đạo tầm xa qua Nhật và rơi xuống Thái Bình Dương. Tháng 7 vừa qua, Bình Nhưỡng phóng loạt 7 tên lửa, có một quả tầm xa được cho là có thể chạm tới Mỹ, đã rơi xuống biển ngay khi vừa rời bệ phóng.

Sự ghê sợ vũ khí hạt nhân vẫn thấm đẫm ở Nhật, quốc gia từng hứng chịu hai vụ tấn công nguyên tử của Mỹ. Tuy nhiên, tháng trước, một tổ chức cố vấn do cựu Thủ tướng Yasuhiro Nakasone điều hành đã đưa ra một dự thảo chính sách rằng Nhật nên ''cân nhắc sử dụng hạt nhân''.

Năm 1995, Tokyo từng cân nhắc khả năng sở hữu vũ khí hạt nhân để đương đầu với mối đe dọa từ Bình Nhưỡng. Song, chính phủ nước này đã dứt khoát bác bỏ ý kiến đó vì nó có thể khiến Nhật mất đi sự bảo vệ của Mỹ và khiến các nước láng giềng lo ngại.

Cho tới lúc này, Hiến pháp hòa bình thời hậu chiến của Nhật vẫn tiếp tục cấm lực lượng an ninh nước này tham chiến. Nhật hiện không có tàu hàng không mẫu hạm, không có tên lửa tầm xa. Tuy nhiên, tân Thủ tướng Shinzo Abe - người chỉ trích CHDCND Triều Tiên gay gắt, lại đang muốn sửa đổi hiến pháp để lực lượng phòng vệ Nhật có thể tham gia các hoạt động của quốc tế.

Nếu Nhật quyết định theo đuổi chương trình hạt nhân, nước này sẽ không mất nhiều thời gian để chuyển đổi các thanh nhiên liệu đã sử dụng tại các nhà máy hạt nhân thành kho plutonium khổng lồ. Điều này chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc và Hàn Quốc hoài nghi. Hai quốc gia này vốn không mấy tin tưởng nước láng giềng kể khi họ bị Nhật xâm chiếm hồi đầu thế kỷ 20.

Cả Nhật và Hàn Quốc đều đang dựa vào chiếc ô hạt nhân của Mỹ để chống lại các cuộc tấn công. Tuy nhiên, khi phải đối mặt với sự hiện diện của vũ khí hạt nhân từ phía bên kia biên giới, Hàn Quốc có thể tự vũ trang cho mình.

Năm 1991, vũ khí hạt nhân chiến lược của Mỹ được di dời khỏi Hàn Quốc theo kế hoạch cắt giảm vũ khí sau Chiến tranh lạnh. Cùng năm, hai miền Triều Tiên ký hiệp ước không triển khai, phát triển hay sở hữu vũ khí hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên.

Soạn: HA 918635 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Tuy nhiên, trở lại năm 1970, Seoul từng tích cực theo đuổi chương trình hạt nhân riêng. Song Mỹ đã can thiệp ngay lập tức vì lo ngại khu vực sẽ rơi vào một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân. Thời điểm đó, Mỹ đã buộc Tổng thống lúc đó là Park Chung-hee phải từ bỏ kế hoạch bằng đe dọa trừng phạt kinh tế. Hàn Quốc lúc đó đang nghèo và vẫn trong quá trình hồi phục sau cuộc chiến liên Triều 1950-1953.

Shen Dingli, phó giám đốc Viện các vấn đề quốc tế ở trường đại học Fudan, Trung Quốc lại cho rằng, có ít khả năng Nhật và Hàn Quốc sẽ tìm kiếm vũ khí hạt nhân ngay lúc này vì nhiều lý do, trong đó có những lý do tương tự ở trên.

''Nếu hai nước theo đuổi vũ khí hạt nhân, liên minh giữa họ với Mỹ sẽ bị xói mòn, và khi đó tình hình an ninh Đông Á, vốn do Mỹ cầm trịch sẽ gặp nhiều thách thức'', ông Sen viết trong một báo cáo về mối đe dọa từ Bình Nhưỡng. ''Khả năng Nhật và Hàn tự phát triển chương trình hạt nhân là không lớn''.

Tuy nhiên, một số nước khác vẫn có thể lợi dụng cuộc thử nghiệm hạt nhân của CHDCND Triều Tiên để làm lý do cho việc xây dựng kho vũ khí hạt nhân, Ralph Cossa Chủ tịch Diễn đàn Thái Bình Dương có trụ sở tại Honululu nhận định. 

  • Hoài Linh (Theo AP)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,