221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
839514
New York: khai trương Trung tâm tưởng nhớ
1
Article
null
New York: khai trương Trung tâm tưởng nhớ
,

Hiệp hội các gia đình 11-9 đã phối hợp với chính quyền thành phố và bang New York xây dựng Trung tâm tưởng nhớ dành cho khách tham quan. Trung tâm được khai trương ngày 6-9 vừa qua sẽ là một bảo tàng “tạm thời”, cầu nối giữa khách viếng thăm và những nạn nhân của sự kiện 11-9 cùng gia đình họ.

 > Thảm họa 11/9 vẫn ám ảnh người dân Mỹ
 >
Những con số thống kê về nước Mỹ sau thảm họa 11/9

 >
New York năm năm nhìn lại

Soạn: AM 891245 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Một cảnh sát New York trước ảnh những người mất tích - Ảnh: Trần Lệ Thùy

Gian phòng nhỏ tại số nhà 120 phố Liberty có cửa kính trong suốt, trang trí một cách khiêm tốn với dòng chữ chạy ngang “Lịch sử truyền từ con người đến con người” in bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Trung Quốc. Địa điểm này trước đây là một nhà hàng ăn và cũng là nơi các đầu bếp tình nguyện nấu ăn phục vụ nhân viên cứu trợ WTC sau khi tòa nhà sụp đổ.

Ngay khi đặt chân vào trung tâm, khách đến thăm giẫm lên một bản đồ với các đường phố quen thuộc xung quanh khu WTC, ngẩng lên là hai bức tường phủ hai bức hình toàn cảnh phía nam của thành phố New York, với các tòa nhà cao tầng in dấu lên sông Hudson. Mô hình và cảnh tượng ở phòng đầu tiên này gợi cho khách đến thăm không phải một cảm giác mất mát mà là một cái gì đó gần như hùng vĩ...

Song chỉ cần quay 90 độ thôi khách thăm sẽ thấy ba tấm panô chạy dài từ trần nhà xuống với hình ảnh và thông tin cụ thể về ba vụ tấn công vào WTC. Ba tấm panô này là những hiện vật đầu tiên gợi lại cho khách thăm cái hiện thực mà có thể họ đã quên đi trong chốc lát, cái hiện thực vẫn còn tồn tại ngay bên ngoài tấm cửa kính: hai tòa nhà này bây giờ chỉ còn là một bãi đất trống và hàng ngàn cuộc đời đã vĩnh viễn không còn nữa. 

Trong khu vực phòng tưởng nhớ là mảnh hóa đơn ai đó mua đồ ăn sáng ở WTC trước 9g ngày 11-9-2001, một điện thoại di động, một chùm chìa khóa, một đôi giày cao gót, một cái túi đựng máy tính vẫn còn bám đầy bụi... đã từng thuộc về những người lao động New York. Một trong những đồ vật trưng bày ở phòng 3 (cứu trợ và phục hồi) là cái áo lính cứu hỏa và mũ của Jonathan Ielpi, một thành viên của đội 288, hi sinh trong tòa nhà phía nam trong khi đang cứu hộ nạn nhân. Jonathan lúc đó mới 29 tuổi, bảy năm trong nghề và là cha của hai con trẻ.

Lee Ielpi, một cựu chiến binh với 26 năm trong nghề cứu hỏa ở New York và là bố của Jonathan, lao đến WTC nửa giờ sau khi máy bay thứ nhất đâm vào tòa nhà phía bắc và ở lại đó chín tháng vừa tìm con trai mình vừa giúp người khác tìm người thân. Hiện nay, ông là phó chủ tịch trung tâm, hướng dẫn khách thăm và kể cho mọi người nghe về những gì ông đã nhìn thấy.

Chỉ về tòa nhà mới xây bên kia đường, ông nói: “Hai tháp WTC cao gấp đôi như vậy và còn thêm vài tầng nữa”. Dừng lại, mắt ông nhìn vào một điểm nào đó xa xôi, song chỉ một phút ngắn ông quay lại nhìn khách tham quan và nói tiếp: “Chúng tôi muốn chỉ cho mọi người thấy đây là hậu quả của hận thù, của sự ngu dốt và của lòng đố kỵ. Chúng ta cần phải học cách sống với nhau, cách tồn tại giữa các nước, các nền văn hóa”. 

  • Đào Thu Hiền (New York)/Tuổi trẻ
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,