221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
839448
Thảm họa 11/9 vẫn ám ảnh người dân Mỹ
1
Article
null
Thảm họa 11/9 vẫn ám ảnh người dân Mỹ
,

5 năm đã trôi qua nhưng các vụ tấn công khủng bố 11/9 vẫn còn là nỗi ám ảnh của đại bộ phận dân Mỹ, nhất là những nạn nhân may mắn sống sót.

Hình ảnh Tòa tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới tại New York đang dần đổ sụp ngày 11/9/2001.

Madison, đứa con gái 11 tuổi của Diane Swonk (44 tuổi) không muốn cô tham dự một hội thảo ở Boston vào thứ Hai tới (11/9).

5 năm đã trôi qua nhưng cô bé vẫn còn khiếp sợ dù mẹ mình đã thoát nạn khi còn tham dự một hội thảo tương tự tại khách sạn Marriott, ở nơi đặt trụ sở Trung tâm thương mại thế giới (WTC) trong lúc nhiều người khác buộc phải chấp nhận cái chết.

"Con bé biết tôi sẽ lại ra đi vào ngày 11/9. Và điều đó đang làm cháu phát điên." Swonk nói. Cô hiện là một chuyên gia kinh tế làm việc cho công ty tài chính Mesirow tại Chicago.

Bước ngoặt cuộc đời

 

> Thảm họa 11/9 vẫn ám ảnh người dân Mỹ
 >
Những con số thống kê về nước Mỹ sau thảm họa 11/9

 >
New York năm năm nhìn lại
> New York: khai trương Trung tâm tưởng nhớ
> Người New York lo sợ một vụ 11/9 thứ hai
> Mỹ: Lãnh đạo FBI, Bộ Tư pháp ra điều trần vụ 11/9
>Tù nhân duy nhất của vụ 11/9 kháng án
> Mỹ: Hai Bộ trưởng bênh vực chính quyền Bush về vụ 11/9
> Kẻ âm mưu vụ 11/9 thoát chết nhờ 1 lá phiếu
> Tiết lộ mới về vụ 11/9: Cơ hội bị bỏ lỡ
>
Hầm trú bí mật của nội các Mỹ 
Các vụ tấn công 11/9 đã để lại những vết sẹo sâu trong cộng đồng Phố Wall (được coi là trung tâm tài chính của thế giới). Những ảnh hưởng tâm lí vẫn còn đè nặng lên các nạn nhân là những chủ ngân hàng, đại lí bảo hiểm và những người môi giới. Rất nhiều người đã đi tới những quyết định thay đổi cuộc đời, từ bỏ các công việc quyền lực, li dị hoặc lập gia đình mới.

Xét về mức độ tổ chức, nhiều công ty ở Phố Wall đã rời bỏ khu vực đầu Manhattan để chuyển vào trung tâm hoặc vượt sang bên kia sông Hudson, tới New Jersey.

Các công ty như công ty buôn bán chứng khoán Cantor Fitzgerald hoặc ngân hàng đầu tư nhỏ Sandler O'Neill & Partners từng đặt trụ sở trên các tầng cao của tòa tháp đôi WTC hiện đã chuyển địa điểm xuống thấp hơn ở trung tâm khu Manhattan.

Swonk thổ lộ : "Bạn quý trọng cuộc sống của mình hơn và nhận ra nó mới ngắn ngủi làm sao." Cô nói thêm rằng những gì mình trải nghiệm trong cái ngày định mệnh 5 năm trước là một trong những lí do dẫn đến việc cô chia tay bạn đời.

Các phóng viên chuyên trách mảng thị trường tài chính và quen biết một số người thiệt mạng trong tòa tháp đôi WTC năm nào cũng nhận thấy bản thân đã trải qua những bước ngoặt tâm lí sau đó.

Một nhà báo có mặt trong cuộc hội thảo tại khách sạn Marriott vào ngày 11/9/2001 sau này cũng cố gắng gia nhập quân đội. Nhưng, anh bị từ chối vì quá già. Một người khác thì bị khủng hoảng vì những gì cô đã chứng kiến và cần nhiều tuần tiếp theo chỉ ở nhà để hồi phục.

Người dân Mỹ viết vào sổ lưu niệm tại đài tưởng niệm cụ khủng bố 11/9 tại Lầu Năm góc, Washington hôm 9/9/2006

Rất nhiều người vẫn không muốn bàn thảo về những gì đã xảy ra, đặc biệt là với các phóng viên. Họ cho rằng điều đó sẽ là bất kính, xúc phạm những nạn nhân bất hạnh đã chết. Tuy nhiên, một số người khác đã bắt đầu trò chuyện một cách cởi mở về việc họ đã ở đâu vào ngày ấy và bản thân cùng gia đình đã vượt qua thảm họa 11/9 như thế nào. Dẫu vậy, nỗi đau đối với mọi người vẫn còn chưa mất hoàn toàn.

Ám ảnh

Hãng tin Reuters trích dẫn nguồn tin cho biết vợ của một người khách tham dự một buổi tiệc tối gần đây ở Mỹ đã biến mất khỏi bàn tiệc hồi lâu trong khi những người khác nói chuyện về ngày 11/9. Cuối cùng, người ta phát hiện bà đang ngồi khóc ở trong phòng tắm.

Chồng của người phụ nữ trên kể rằng ông đã có mặt tại WTC vào cái ngày mà những chiếc máy bay của bọn khủng bố lao thẳng vào tòa tháp đôi, làm chúng sụp đổ. Vợ của ông vẫn còn bị ám ảnh về những gì không may có thể đã xảy đến với ông lúc đó.

Các vụ tấn công khủng bố 11/9 đã trở thành một phần cuộc sống thường nhật của những người  liên quan. Người ta vẫn luôn nhớ đến nó hàng ngày.

John Demitroff, 44 tuổi, một quản lí tại công ty chứng khoán Thomson TradeWeb, đã từng kịp chạy bộ xuống 51 tầng lầu của Tòa tháp WTC phía nam vài phút trước khi tòa tháp phía bắc sụp đổ. Ông khẳng định : "Nếu tôi đang ở văn phòng và nhìn thấy một người phụ nữ từng cùng tôi chạy xuống cầu thang (khi đó), thảm họa sẽ lại choán lấy tâm trí tôi."

Demitroff tiết lộ ông thường tránh đám đông tụ họp trước bảng thông báo tại ga xe lửa Penn - nơi ông bắt xe tuyến về nhà, vì sợ có thể trở thành mục tiêu của một kẻ đánh bom khủng bố.

Demitroff cho biết sẽ không bao giờ quên về cái chết của 343 lính cứu hỏa New York trong thảm họa 11/9. Ông ngậm ngùi kể lại rằng : "Trong khi chúng tôi cố gắng thoát ra ngoài, chạy xuống cầu thang bộ để trở về với người thân, những người này (các lính cứu hỏa) cùng với gia đình (của chúng tôi) đã cố gắng tiến lên để cứu chúng tôi. Và rất nhiều người trong số các lính cứu hỏa đã không thể sống sót. Đó là một kí ức khủng khiếp."

  • Thanh Bình (Theo Reuters)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,