Những nỗ lực sơ tán hàng trăm nghìn công nhân di cư châu Á và Ethiopia vẫn gặp cản trở trong các vùng chiến sự tại Lebanon.
Lao động nữ Sri Lanka chờ sơ tán |
>>Người Việt ở Lebanon: "Đang đếm từng ngày để trở về"!
>>"Chúng con rất mong mẹ sớm trở về"
>>Toàn cảnh cuộc xung đột Israel - Lebanon
>> Chiến sự Lebanon: "Người ở nhà cũng nóng"
Khoảng 200.000 công nhân Bangladesh, Ethiopia, Philippines, Nepal và Sri Lanka vẫn còn ở lại nước này.
Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM) cho hay, trừ trường hợp tình hình an ninh thêm xấu đi, trong năm ngày tới, mỗi ngày, họ hy vọng sẽ đưa được 750 người ra khỏi Lebanon. Kể từ ngày 20/7, IOM đã sơ tán được hơn 4.000 công dân nước ngoài từ Beirut.
Tuy nhiên, việc sơ tán đã bị gián đoạn vào hôm thứ Sáu sau khi máy bay Israel oanh tạc những trục đường chính dẫn ra ngoài Lebanon.
Chờ đợi vô vọng
Một đoàn 22 xe bus đã bắt đầu chuyến đi ba ngày từ Beirut tới biên giới Syria mang theo 716 người Philippines đi sơ tán hôm thứ Bảy và 252 người Sri Lanka (Chủ nhật).
Rất nhiều người đi sơ tán là những nữ lao động với mức lương ít ỏi, vài người còn không có cả giấy tờ tùy thân và còn rất ít tiền, theo lời phát ngôn viên IOM, Jean Philippe Chauzy.
Nhiều người đã chờ đợi trong vô vọng để được giúp đỡ trở về nhà. Chính phủ Philippines vẫn đang cố gắng trợ giúp các công dân của mình nhưng không hề có sự hỗ trợ của những nước giàu hơn. Dù sao, tại trung tâm sơ tán của họ ở Beirut, một quan chức chính quyền Philippines, Resty Belafuenta, khẳng định, mọi thứ đã tốt hơn nhiều. "Chúng tôi đã sơ tán được 3.167 người và hiện đang chuẩn bị sơ tán thêm 500 người nữa. Thân nhân những người sơ tán đã hài lòng với tốc độ làm việc của chúng tôi''.
Trở về tay trắng
Tại trung tâm lánh nạn Raifoun ở ngoài Beirut, xơ Sister Leela người Sri Lanka cho hay, mọi thứ vẫn rất khó khăn với nhiều người dân nước bà. "Họ nói, 'chúng tôi muốn đi' nhưng chúng tôi đã phải cố gắng giải thích với họ rằng tiến trình sơ tán đang diễn ra rất chậm. Phải mất chừng 8-9 giờ mới tới được Damascus và đường xá thì cực kỳ kinh khủng. Họ rất khó ra khỏi Lebanon''.
Trong khi đó, hàng trăm phụ nữ đã chờ đợi ở đại sứ quán Sri Lanka tại Beirut, trông ngóng chuyến xe thứ hai.
Theo ông Chauzy thì: "Với nhiều người từng ở Lebanon và có thể không được trả lương, cảnh trở về nhà với đôi bàn tay trắng thật đáng buồn''.
- Kỳ Thư (Theo BBC)