221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
824012
Lãnh đạo Hezbollah nhất trí "đề xuất hòa bình"
1
Article
null
Lãnh đạo Hezbollah nhất trí 'đề xuất hòa bình'
,

Các chính trị gia Hezbollah trong chính phủ Lebanon đã hưởng ứng phe chỉ trích họ ủng hộ "đề xuất hòa bình", trong đó nhất trí củng cố lực lượng quốc tế ở miền nam và giải giáp cánh vũ trang của tổ chức du kích này. 

Hezbollah nhận được sự ủng hộ rộng rãi.

>>>Toàn cảnh cuộc xung đột Israel - Lebanon

Đề xuất này ra đời sau một cuộc họp nóng bỏng kéo dài 6 giờ đồng hồ của Nội các Lebanon. Đây là lần đầu tiên Hezbollah ký vào một đề nghị chấm dứt khủng hoảng có sự triển khai của lực lượng quốc tế và bằng cách này, họ đã trao cho Thủ tướng Fuad Saniora - người được phương Tây ủng hộ - thêm sức mạnh trong các cuộc đàm phán tương lai. 

Tham gia phiên họp Nội các, hai bộ trưởng Hezbollah đã tỏ ra rất dè dặt trước vấn đề lực lượng gìn giữ hòa bình và nhiệm vụ của họ, bày tỏ lo ngại rằng lực lượng này có thể quay lại chống du kích của họ. 

"Liệu quân đội quốc tế có trở thành lực lượng ngăn cản và được sử dụng để chống lại ai đó không?", các quan chức tham dự cuộc họp Nội các nói khi tổng kết những lo lắng của hai bộ trưởng Hezbollah. 

Theo Bộ trưởng Thông tin Ghazi Aridi, đề xuất hòa bình được nhất trí trong sự thể hiện hiếm hoi tình đoàn kết của một chính phủ vốn bị chia rẽ.

Tuy nhiên, chi tiết của các kế hoạch trong đề xuất rất mờ nhạt. Bên cạnh đó, vẫn chưa chắc chắn Hezbollah có thực sự tuân thủ hay không vì trong đó có điều khoản giải giáp cánh quân sự của họ. Có thể, hai bộ trưởng Hezbollah đã đặt bút ký đơn giản vì họ tin chắc Israel sẽ phản đối. 

Nội dung đề xuất

Đề xuất được Nội các Lebanon thông qua là bản đề cương mà Thủ tướng Saniora đã trình bày trước Hội nghị quốc tế ở Rome ngày 26/7. Nó bắt đầu bằng một lệnh ngừng bắn lập tức, sau đó sẽ là: 

• Phóng thích các tù nhân Lebanon và Israel; Israel rút quân về bên kia biên giới; hồi hương những người Lebanon phải di dời trong thời gian diễn ra chiến sự. 

• Các biện pháp giải quyết vấn đề Chebaa Farms - một vùng đất nhỏ mà Israel chiếm giữ và Lebanon tuyên bố là của mình. Đề xuất kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ cam kết đặt khu vực dưới sự kiểm soát của LHQ cho đến khi có một sự phân ranh biên giới cuối cùng. 

• Israel phải cung cấp bản đồ các bãi mìn mà nước này cài đặt trong 18 năm chiếm đóng miền nam Lebanon. 

• Phủ quyền lực của chính phủ Lebanon ra toàn bộ đất nước - hàm ý việc triển khai quân đội Lebanon tới miền nam, với sự củng cố và tăng cường một lực lượng gìn giữ hòa bình nhỏ, được vũ trang nhẹ hiện có tại đây.

Quân đội Israel tiếp tục pháo kích vào miền nam Lebanon.

Đề xuất hòa bình trên không giải thích rõ ràng yêu cầu để các bước phải được thực hiện. Tuy nhiên, Thủ tướng Saniora khẳng định chính phủ Lebanon không thể triển khai quyền lực ở miền nam nếu vấn đề Chebaa Farms không được giải quyết. Việc Israel chiếm đóng Chebaa đã cho Hezbollah lý do duy trì kho vũ khí và "cuộc kháng chiến" của họ chống Israel. 

Trước đó, các chuyên gia LHQ đã xác định vùng đất này là một phần Cao nguyên Golan của Syria, hiện cũng đang bị Israel chiếm giữ. Tuy nhiên, Syria khẳng định nó thuộc về Lebanon. 

Một vấn đề khác vẫn chưa được xác định là số lượng và nhiệm vụ của lực lượng gìn giữ hòa bình ở miền nam Lebanon. Gần 2.000 binh sĩ - được triển khai tới đây từ năm 1978 - hầu như không có ảnh hưởng và nhiệm vụ chính của họ giờ đây là tuần tra ở Giới tuyến Xanh, giám sát và báo cáo các vi phạm, phân phát trợ cấp. Tuần trước, 4 quan sát viên biên giới của LHQ đã thiệt mạng trong một trận không kích của Israel. 

Trước kia, chính phủ Lebanon phản đối các yêu cầu của cộng đồng quốc tế về việc giải giáp Hezbollah và đưa quân đội vào miền Nam. Nếu không được Hezbollah đồng ý, hành động như vậy sẽ gây chia rẽ đất nước do phong trào này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của người Hồi giáo Shiite.

"Nền tảng tốt" 

Một sự thống nhất hiếm có như trên giữa Hezbollah và các chính trị gia bài Syria vốn chiếm ưu thế trong chính phủ Lebanon có thể sẽ giúp Lebanon có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong bất cứ một biện pháp giải quyết nào cho xung đột hiện tại. Thực tế, một chính phủ chia rẽ có thể sẽ tạo điều kiện cho Hội đồng Bảo an LHQ hành động đơn phương đối với cuộc khủng hoảng Trung Đông mà không cần phải tham vấn Beirut. 

Tổng thống Mỹ George W. Bush và Thủ tướng Anh Tony Blair muốn biến tình hình hiện nay tại Trung Đông thành thời cơ cho sự thay đổi lớn hơn trong khu vực.

Các đại biểu đến từ EU - đứng đầu là Ngoại trưởng Phần Lan Erkki Tuomioja - hôm qua đã gặp gỡ Thủ tướng Saniora và chủ tịch Quốc hội Nabih Berr, nhà hòa giải của Hezbollah.

Ông Tuomioja nói rằng cả ba đều đánh giá cao kế hoạch của chính phủ Lebanon và "chúng tôi nghĩ nó sẽ tạo nên nền tảng tốt cho một thỏa thuận khu vực". 

Tuy nhiên, đề xuất này không đáp ứng được các yêu cầu từ phía Mỹ và Israel khi kêu gọi ngừng bắn lập tức trước khi định rõ chi tiết về vấn đề lực lượng quốc tế và các điều kiện khác. 

Hôm qua, Tổng thống Mỹ George W. Bush và Thủ tướng Anh Tony Blair cho biết họ cũng muốn một lực lượng quốc tế nhanh chóng được cử tới Trung Đông song khẳng định bất cứ một kế hoạch nào nhằm chấm dứt cuộc chiến - phải có tác dụng lâu dài - phải định rõ được các xung đột khu vực lâu nay. 

"Đây là thời điểm xung đột ác liệt nhất ở Trung Đông", ông Bush nói sau cuộc hội đàm với đồng minh Blair ở Washington. "Tuy nhiên, mục đích của chúng tôi là biến nó thành thời điểm của thời cơ và cơ hội cho sự thay đổi lớn hơn trong khu vực".  

Trong hôm nay, Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice sẽ quay trở lại Trung Đông trong nỗ nực ngoại giao đảm bảo cho một nghị quyết của LHQ nhằm chấm dứt cuộc giao chiến giữa Israel và Hezbollah kéo dài đã 18 ngày qua. 

Theo lời Tổng thống Bush, bà Rice sẽ "sẽ làm việc với Israel và Lebanon để đạt tới một nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ, theo đó chúng ta có thể ngồi vào bàn thương thuyết vào tuần sau".

  • Thanh Hảo (Tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,