221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
823526
Đại diện Chính phủ Việt Nam đã tới Lebanon
1
Article
null
Đại diện Chính phủ Việt Nam đã tới Lebanon
,

(VietNamNet) - Chiều 27/7 (giờ Lebanon), ngay sau khi tới Beirut, ông Trần Việt Tú, Tham tán Sứ quán VN tại Ai Cập đã có cuộc gặp với đại diện người Việt tại Lebanon bàn kế hoạch di tản.

Tối nay (theo giờ Lebanon), ông Tú sẽ gặp đại diện của Tổ chức Di cư thế giới (IOM) để bàn thảo phương án di tản người Việt.

.>>>Người Việt ở Lebanon: "Đang đếm từng ngày để trở về"!
>>>"Chúng con rất mong mẹ sớm trở về"
>>>
Toàn cảnh cuộc xung đột Israel - Lebanon

Đến 24h ngày 27/7 (giờ Việt Nam), nối máy sang Beirut, anh Bùi Văn Dũng, một trong hai đầu mối thông tin của người Việt tại đây cho hay, ông Trần Việt Tú vừa tới Lebanon sau một hành trình dài vất vả. Đến thời điểm này, anh Dũng cùng một nhóm người Việt Nam đang gặp ông Tú tại khách sạn để cùng xem xét kế hoạch xử lý.

Người nước ngoài rời Lebanon bằng tàu thuỷ.

Ồng Tú là người có kinh nghiệm nhiều năm làm việc ở khu vực Trung Đông. Chính ông Tú là người hỗ trợ, tham gia việc sơ tán 17.000 công nhân lao động Việt Nam khỏi Iraq khi chiến tranh vùng Vịnh nổ ra năm 1991.

Đầu tuần tới mới sơ tán người Việt khỏi Lebanon

Đến 1h sáng ngày 27/7 (giờ Việt Nam), anh Bùi Văn Dũng cho biết, kết thúc cuộc họp đã lên được kế hoạch bước đầu cho việc sơ tán người Việt khỏi Lebanon, lên khung danh sách những người muốn di tản và bàn các công việc hỗ trợ.

Theo anh Bùi Văn Dũng, ngày mai (28/7), các đầu mối thông tin của người Việt sẽ tổ chức cho những người Việt Nam bị mất hộ chiếu hoặc giấy tờ tuỳ thân khác gặp ông Trần Việt Tú để sứ quán cung cấp giấy thông hành.

Sau đó, nhóm đầu mối sẽ thông báo tình hình cho tất cả những người Việt đang ở Lebanon về địa điểm tập kết và thời gian di chuyển.

Kế hoạch cụ thể của việc sơ tán phụ thuộc vào kết quả cuộc làm việc tối nay giữa ông Trần Việt Tú và đại diện IOM tại Lebanon.

Cho tới nay, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập và Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao mới tổng hợp được danh sách 147 người Việt ở Lebanon.

Liên quan tới tình hình của 7 lao động Việt Nam vừa kêu cứu là các chị Đinh Thị Bình; Tống Thị Dung; Tống Thị Chuyên; Nguyễn Thị Thư; Tống Thị Thoa; Trần Thị Hạnh, anh Dũng cho biết, anh vẫn liên lạc thường xuyên với những người này và họ đều đang ở nơi an toàn. Trong trường hợp chủ nhà không muốn họ về nước thì quan chức sứ quán sẽ tác động, can thiệp.

Đối với những lao động còn lấn cấn chuyện tiền nong, anh Dũng cho hay, vị đại diện ngoại giao VN khẳng định toàn bộ chi phí di tản do Chính phủ Việt Nam và IOM đài thọ. Thông tin này đã giúp trấn an họ rất nhiều.

VietNamNet cũng đã nối máy được với ông Houver Vincent, đại diện của IOM tại Lebanon. Ông Vincent cho biết, đợt sơ tán đầu tiên sẽ được tiến hành vào đầu tuần tới. Sở dĩ việc này mất khá nhiều thời gian vì IOM phải chờ danh sách từ phía Việt Nam đưa sang, cũng như gửi các giấy tờ đi đường cần thiết cho phía Israel để họ đảm bảo an toàn cho các chuyến di tản.

Ông Vincent cũng cho hay, khoảng 50 - 60 người Việt sẽ tham gia những đợt sơ tán đầu tiên.

Phương án di tản: Thiên về đường bộ

Trao đổi với VietNamNet, ông Vincent cho biết, phương án di tản chủ yếu bằng đường bộ. IOM sẽ có xe bus chuyên dụng đón các công dân Việt Nam tại một điểm tập trung ở Beirut, sau đó di chuyển tới một thành phố ở biên giới giữa Syria với Jordan. Những người di tản sẽ ở lại đây một đêm sau đó bắt máy bay về Việt Nam. IOM có thể thuê riêng một chuyến bay chở toàn bộ số người này về Việt Nam hoặc mua vé máy bay thương mại cho từng người. Toàn bộ chi phí đi lại, ăn ở do IOM chi trả.

Dấu hiệu nhận biết các đoàn xe của IOM: hai bên thành xe và trên nóc xe sơn sọc xanh trắng, có logo của IOM, để dễ nhận biết. Vì thế, đại diện của IOM cho rằng, việc đảm bảo an toàn cho những người sơ tản là đáng tin cậy.

Anh Hoàng Minh Trung cho rằng, trong tình hình hiện nay, việc di chuyển bằng tàu thuỷ là phương án an toàn nhất. Tuy nhiên, phương án này gặp phải những khó khăn nhất định vì rất đông công dân các nước cũng đang xếp hàng chờ sơ tán bằng đường thuỷ trong khi sức chứa của bến cảng hạn chế.

Chị Trần Thị Mừng, một lao động Việt Nam ở Beirut xác nhận nhiều nhóm công nhân Sri Lanka và Philippines đã rời nhà đi từ 1 tuần nay nhưng vẫn phải vật vờ ở bến cảng chờ tới lượt.

Bộ Ngoại giao VN đã có công hàm nhờ 12 nước đang có tàu di dân cho công dân Việt Nam đi nhờ.

VietNamNet sẽ chuyển tới độc giả những thông tin mới nhất liên quan đến quá trình di tản những người Việt Nam tại Lebanon. 

Việt Lâm - Hà Trường

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,