221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
784442
Sự thật về tin đồn Mỹ tấn công Iran
1
Article
null
Sự thật về tin đồn Mỹ tấn công Iran
,

Ba năm sau khi Baghdad sụp đổ, giờ đây Washington lại ầm lên tin đồn Chính quyền Bush đang chuẩn bị tấn công Iran, có thể bằng vũ khí hạt nhân. Vậy sự thực thế nào?

Soạn: AM 749481 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Bush muốn giải quyết vấn đề Iran bằng ngoại giao?

Có hay không Kế hoạch Iran?

Trong vài ngày nay, hàng loạt bài báo dài nói về kế hoạch chi tiết các cuộc không kích nhằm vào khoảng 400 mục tiêu hạt nhân và quân sự của Iran xuất hiệu trên hàng loạt các tờ báo lớn như Washington Post, London Sunday Times, Forward - một tờ nhật báo chủ yếu phục vụ cộng đồng Do Thái tại Mỹ và đặc biệt tờ New Yorker.

Chính phóng viên điều tra huyền thoại của tờ New Yorker Seymour Hersh, người mới 2 năm trước tiết lộ đầu tiên vụ đình đám lính Mỹ ngược đãi tù nhân Iraq tại nhà tù Abu Ghraib, đã tung ra ''cú đấm đầu tiên'' dù bài báo của ông chủ yếu dựa vào những nguồn tin ''không được nêu tên'' ngoài chính quyền Bush. 

Trong bài báo dài 6.300 từ của mình mang tên ''
Những kế hoạch Iran'', Hersh khẳng định, lực lượng tác chiến Mỹ đã đột nhập vào Iran, thu thập dữ liệu về các mục tiêu và bắt liên lạc với các nhóm dân tộc thiểu số chống chính phủ. Tuy nhiên, bản thân tờ Washington Post cho biết họ cũng không thể khẳng định độ chính xác của thông tin này. Theo ''Những kế hoạch Iran'', nỗ lực của nhiều quan chức quân sự cấp cao thuyết phục Chính quyền loại bỏ các kế hoạch khẩn cấp sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược tấn công các mục tiêu đặc biệt đã bị giới lãnh đạo dân sự trong Lầu Năm Góc ''quát tháo''. 

Không giống như những cách giải thích khác cho rằng, cuộc tấn công không thể xảy ra trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ diễn ra vào tháng 11 tới, Hersh đánh giá Mỹ có thể tấn công Iran bất kỳ lúc nào.

''Các quan chức cho biết, Tổng thống Bush quyết phủ nhận cơ hội của chế độ Iran tiến hành chương trình thử nghiệm, dự kiến vào mùa xuân này, nhằm làm giàu uranium," Hersh dẫn lời các nguồn tin cho biết. Trong một cuộc phỏng vấn trên CNN hồi đầu tuần, vị ký giả này khẳng định, kế hoạch tấn công đã chuyển sang ''giai đoạn chiến dịch'', tức là không còn là kế hoạch bất ngờ nữa.

Không phủ nhận bất kỳ lời khẳng định nào của Hersh, Tổng thống Mỹ khẳng định, những thông tin mới nhất tạo ra những ''suy đoán bừa bãi'', và rằng Chính quyền của ông vẫn cam kết thúc đẩy nỗ lực ngoại giao để giải quyết vấn đề hạt nhân Iran. Trong khi đó, Người phát ngôn Nhà Trắng Scott McClellan khẳng định, sử dụng vũ lực vẫn là một sự lựa chọn. 

Theo The New Yorker, một nhà cố vấn Lầu Năm Góc từng nói: ''Nhà Trắng tin rằng cách giải quyết duy nhất đối với vấn đề này là thay đổi cơ cấu quyền lực ở Iran. Điều này cũng có nghĩa là chiến tranh''. Nhà báo Hersh viết, các cựu quan chức tình báo Mỹ đã mô tả kế hoạch của Nhà Trắng là ''to lớn'', ''quyết liệt'' và ''có tính tác chiến''.

Một cựu quan chức quốc phòng Mỹ cho hay, kế hoạch quân sự được hoạch định dựa trên tin tưởng rằng ''một chiến dịch đánh bom liên tục vào Iran sẽ khiến giới lãnh đạo tôn giáo ở Iran bị sỉ nhục và dẫn tới việc quần chúng sẽ nổi dậy, lật đổ chính phủ''.

Trong vài tuần gần đây, Tổng thống Bush đã lặng lẽ khởi xướng nhiều cuộc họp bàn về Iran với một số thượng nghị sĩ chủ chốt và thành viên Hạ viện, gồm ít nhất một thành viên Dân chủ.

Một trong những khả năng được tính tới có liên quan đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược phá được hầm ngầm như loại B61-11 để đảm bảo nhà máy ly tâm chính ở Natanz sẽ bị phá huỷ.

Hàng loạt những bài báo chi tiết nói trên đã đặt ra câu hỏi liệu chính quyền Bush có thực sự có ý định tấn công Iran hay không, nếu không phải cuộc tấn công sắp xảy ra thì liệu có khả năng diễn ra trước khi ông Bush rời nhà Trắng - như nhận định của tờ Sunday Times - ? Hoặc liệu Washington có tiến hành chiến tranh tâm lý nhằm thuyết phục Iran và các đồng minh ''không thích chiến tranh'' của Mỹ, đặc biệt ở châu Âu rằng, thực sự Mỹ sẽ tấn công Iran nếu nước này không tuân thủ các yêu cầu của Mỹ từ bỏ chương trình làm giàu uranium. 

Tấn công thật hay chỉ là đòn tâm lý?

Đối với một số chuyên gia, chi phí cho một cuộc tấn công như vậy - từ khả năng người Shi'ite nổi dậy ở Iraq đến các cuộc tấn công tên lửa vào các mỏ dầu ở Ảrập Xê út và giá năng lượng tăng vọt...- rõ ràng vượt xa những lợi ích mà các cố vấn chính trị hàng đầu của ông Bush liệt ra. Như vậy, cuộc tấn công Iran có một cái giá ''cắt cổ''.

Graham Fuller, cựu quan chức Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và đồng thời là một chuyên gia về Trung Đông, cho biết những bài báo gần đây cho thấy bàn tay của Mỹ, và cũng có thể cả của Anh, nhúng vào cuộc chiến tâm lý và bóp méo thông tin chống lại Iran...và có thể cuộc chiến này sẽ còn được đẩy mạnh hơn nữa.

''Nhiều tháng qua, tôi đã trả lời những người phỏng vấn rằng không có một quan chức quân sự hoặc chính trị cao cấp nào thực sự xét đến khả năng tấn công quân sự Iran'', Joseph Cirincione, một chuyên gia về phổ biến vũ khí hạt nhân, cho biết.

Nhưng ''Vài tuần trước, tôi đã thay đổi quan điểm. Một phần do các đồng nghiệp có quan hệ gần gũi với Lầu Năm Góc, và tôi bị thuyết phục rằng, một số quan chức cao cấp đã có ý định trong đầu: họ muốn tấn công Iran''.

Wayne White, một chuyên gia Trung Đông hàng đầu của Bộ Ngoại giao Mỹ, cho tờ Forward hay, ''Trong những tháng gần đây, tôi ngày càng lo rằng chính quyền (Mỹ - ND) bị tiêm ý nghĩ không kích vào khu vực hạt nhân của Iran...''

Nhưng dù đó là cuộc chiến tranh tâm lý hay là một dự tính nghiêm túc, những thông tin về ''Mỹ tấn công Iran'' rõ ràng đều làm ''vừa lòng'' những nhân vật theo chủ nghĩa dân tộc cứng rắn và những thành phần ủng hộ Israel - những người từng hậu thuẫn cho cuộc chiến Iraq.

Như vậy, những tuyên bố cứng rắn của Phó Tổng thống Dick Cheney và Đại sứ Mỹ tại LHQ John Bolton - hai nhân vật diều hâu trong chính quyền Bush - đều trở nên ''hiệu nghiệm''. Ông Cheney từng tuyên bố Iran phải gánh chịu ''hậu quả đầy ý nghĩa'' và ông Bolton cũng nói về ''những hậu quả rõ ràng và cay đắng'' nếu Tehran không từ bỏ chương trình hạt nhân. Tương tự, những nhân vật tân bảo thủ thân Israel ủng hộ tấn công Iran bằng lập luận, lợi nhuận sẽ lớn hơn chi phí. 

Hersh dẫn lời Patrick Clawson, một chuyên gia về Iran tại Viện Chính sách Cận Đông của Washington, cũng lên tiếng kêu gọi tấn công Iran bởi theo ông các hoạt động bí mật, trong đó gồm những ''sự kiện công nghiệp'' không đủ để đẩy lùi tham vọng hạt nhân của Iran.

Cùng lúc, tờ Sunday Times dẫn lời cựu Chủ tịch Uỷ ban chính sách quốc phòng Mỹ Richard Perle khẳng định, phá huỷ chương trình hạt nhân Iran có thể dễ hơn dự đoán.

''Cuộc tấn công có thể kết thúc trước khi mọi người biết điều gì đã xảy ra....Các máy bay ném bom B-2 có thể giải quyết vấn đề nhanh chóng''.

Tuy nhiên, trước những đoán già đoán non của các chuyên gia, Tổng thống Bush vẫn lấp lửng không loại trừ khả năng dùng vũ lực với Iran nhưng tuyên bố sẽ vẫn dùng sức ép ngoại giao để ngăn ngừa quốc gia Hồi giáo này chế tạo vũ khí hạt nhân hoặc thu thập thông tin và công nghệ để sản xuất vũ khí cấm.

  • Trần Kiên (tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,