221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
783546
Việt Nam: Con hổ tìm lại tiếng gầm!
1
Article
null
Việt Nam: Con hổ tìm lại tiếng gầm!
,

Nếu nói ''thế giới đang khám phá Việt Nam'' chưa hẳn đã đúng, thực ra nói ''thế giới đang khám phá lại Việt Nam'' thì có vẻ đúng hơn. Đó là nhận xét của nhà báo William Pesek Jr. của hãng Bloomberg News.

Cơ sở hạ tầng ở Việt Nam ngày càng được cải thiện.

''Hừ, chúng tôi cần một phòng hội nghị lớn hơn''. Đó là bài ca bi thảm thốt lên từ hầu hết các nhân viên của AsiaMoney tại Hà Nội hồi tháng trước. Tạp chí này hy vọng lễ khai mạc Hội thảo Việt Nam thu hút chỉ vài trăm nhà đầu tư và doanh nhân. Vào buổi sáng đầu tiên của sự kiện kéo dài trong hai ngày 15-16/3, AsiaMoney gặp phải một chút vấn đề về chỗ ngồi, hơn 800 đại biểu từ 20 nước tham dự. Thậm chí, các quan chức Việt Nam phải ngồi lùi lại phía sau.

Câu chuyện trên cho thấy, nền kinh tế 45 tỷ USD mang tên Việt Nam không còn là bí mật nữa. Các nhà đầu tư, các giám đốc điều hành đang tìm kiếm một ''tiền tuyến'' mới, rất nhiều người đang theo dõi quốc gia ổn định về chính trị và có tới 84 triệu dân này.

''Tại châu Á, mọi người nhận thấy rằng, không chỉ Trung Quốc tăng trưởng 8% hoặc 9%'', Giám đốc công ty Dragon Capital cho biết "Việt Nam được niêm yết tên trong danh sách đó, và thế giới đang khám phá Việt Nam''.  

Việt Nam bên ngưỡng cửa thành công!
 

Cây bút William Pesek Jr. từ kênh truyền thông Bloomberg News vừa đưa ra những nhận định lạc quan và rất đáng chú ý về triển vọng của kinh tế Việt Nam.

Thực ra, dùng từ ''khám phá lại'' thì có vẻ chuẩn hơn. Trước đây, Việt Nam đã từng được chú ý, nhưng không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tốt. Khi Việt Nam bắt đầu mở cửa nền kinh tế năm 1986, dòng vốn nước ngoài chảy vào. Hình dung cảnh từ một nền kinh tế tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường tự do, Việt Nam sẽ trở thành một con Hổ châu Á, cho nên các nhà đầu tư thi đến làm ăn tại đây.

Trong năm đỉnh điểm 1996, Việt Nam thu hút 8 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mức tăng trưởng kinh tế gấp đôi, lên tới 30 tỷ USD. Nhưng rồi, mọi thứ trở nên quá nóng và các nhà đầu tư ''chạy còn nhanh hơn lúc đến''.

Kiếm tiền ở Việt Nam khó hơn nhiều nhà đầu tư tưởng, và tiền chảy vào nhiều hơn là tiền có thể được sử dụng mang lại năng suất và lợi nhuận. Kết quả, các nhà đầu tư phải ''hẹn gặp lại'' do nạn quan liêu, thiếu minh bạch và hệ thống luật pháp kém phát triển.

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 cũng chẳng giúp gì. Những ''cựu ngôi sao về phát triển'' như Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc và Thái Lan trở thành những nơi đầu tư thuộc loại ''đường ray thứ ba'' - mất tầm quan trọng. Những cuộc ''tháo chạy'' khỏi khu vực đã ảnh hưởng xấu tới các nền kinh tế cả lớn lẫn nhỏ. Ngay cả Mỹ, Nhật và châu Âu cũng phải ''quay cuồng'' trong cuộc khủng hoảng, nên các nhà đầu tư chẳng mấy để ý đến những nước đang phát triển như Việt Nam.

Giờ đây, Việt Nam đã trở lại như một điểm sáng với ''mẹo'' quan trọng là tránh những sai lầm trong quá khứ.

''Việt Nam có sự kết hợp hoàn hảo hướng tới thành công'', Michael Smith, Giám đốc điều hành của tập đoàn Hongkong & Shanghai Banking có trụ sở tại Hongkong, cho biết. "Giờ đây chính là lúc chứng minh Việt Nam xứng đáng được chú ý như những gì đang diễn ra''.

Intel cũng nghĩ Việt Nam xứng đáng. Vào cuối tháng Hai vừa qua, nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất thế giới này đã nhận được giấy phép đầu tư dự án nhà máy lắp ráp và thử nghiệm chip trị giá 605 triệu USD. Đây được coi là dự án chế tạo công nghệ lớn nhất tại Việt Nam từ trước đến nay.

Để không chỉ là một nơi có chi phí sản xuất rẻ, Việt Nam cần cải thiện tiêu chuẩn sống để người tiêu dùng có thể mua những sản phẩm mà họ làm ra. Thu nhập bình quân đầu người tăng hơn gấp đôi so với 10 năm trước cho thấy điều đó hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, sự bùng nổ của Trung Quốc vẫn tiếp tục chi phối sự chú ý của các nhà đầu tư.

Trong khi những thách thức về tạo việc làm ở Trung Quốc đang ngày một lớn, Việt Nam cũng đang ở giai đoạn đầu. ''Để đối phó với vấn đề gia tăng dân số nhanh, một quốc gia phải nhanh chóng tạo nhiều việc làm tốt, có thu nhập thoả đáng để tạo lợi ích từ nó'', Ifzal Ali, Kinh tế trưởng ADB tại Manila, cho biết.

Chính phủ Việt Nam cần tăng cường hệ thống luật pháp, hiện đại hoá ngành tài chính, thuế, chú trọng khu vực kinh tế tư nhân, hạn chế tham nhũng, cải thiện cơ sở hạ tầng: cầu, đường, cảng và nhà máy điện.

Tin tốt là, các quan chức cho biết họ đang giải quyết các vấn đề trên, và hơn thế. "Chúng tôi đang cố gắng khai thác tất cả mọi khía cạnh của tiềm lực kinh tế đất nước'', Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết.

Điều khiến các nhà đầu tư phải suy nghĩ nhiều nhất về Việt Nam chính là ''cơ sở phát triển thấp''. Theo Merrill Lynch, chưa tới 5% dân số sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Hãy nghĩ về tiềm năng của thế chấp, cho vay mua xe hơi hoặc tiêu dùng. Ví dụ, trong quý I, các dịch vụ liên quan đến tài chính tín dụng tăng ở mức hàng năm 9,4%.

Việt Nam hy vọng gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới trong năm nay. Điều đó sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và thu hút nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài hơn. Tư cách thành viên WTO sẽ thu hút nhiều sự chú ý vào nền kinh tế hứa hẹn nhất Đông Nam Á hiện đang thoát dần khỏi cái bóng Trung Quốc.

''Có nhiều rủi ro, nhưng Việt Nam có xu hướng gây bất ngờ. Lời khuyên của tôi là: hãy ở lại'', Kelvin Lee, Giám đốc điều hành VinaCapital Corporate Finance Vietnam có trụ sở tại Hà Nội, cho biết.

  • Trần Kiên (gt)

Tin liên quan:

  • ,
    Ý kiến của bạn
    Ý kiến bạn đọc
    ,
    ,
    ,
    ,