221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
772571
IAEA đưa vấn đề hạt nhân Iran lên HĐBA
1
Article
null
IAEA đưa vấn đề hạt nhân Iran lên HĐBA
,

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA hôm 8/3 quyết định đưa vấn đề hạt nhân của Iran lên thảo luận tại Hội đồng bảo an (HĐBA) của Liên hiệp Quốc nhằm cân nhắc các biện pháp trừng phạt nước này.

Soạn: AM 722651 gửi đến 996 để nhận ảnh này
IAEA quyết định "đưa" Iran lên thảo luận tại HĐBA sau khi chưa khẳng định được gì về chương trình hạt nhân của nước này.

IAEA đã đưa ra quyết định trên sau nhiều ngày tranh luận căng thẳng tại Vienna, Áo. IAEA đưa ra một báo cáo, nói rằng hiện chưa có chứng cứ "rõ ràng" về chương trình hạt nhân của Iran nhưng quân đội Iran rất có thể đã có "vai trò" quan trọng trong chương trình hạt nhân của nước này.

Một số nguồn tin nói HĐBA có thể bắt đầu thảo luận về Iran ngay trong tuần sau.

HĐBA Liên Hiệp Quốc sẽ nghiên cứu bản báo cáo của hội đồng điều hành IAEA gồm 35 nước thành viên để từ đó đề ra biện pháp đối với Iran. Trong mấy ngày qua người ta chứng kiến một loạt các hoạt động ngoại giao, tuy nhiên cho đệ́n nay vẫn chưa thấy có một sự đột phá nào. Trước đó, đàm phán hạt nhân giữa Iran và EU đã đỗ vỡ do các bên không đạt được bất cứ thoả thuận nào.

Mỹ và EU muốn HĐBA đưa ra một "hành động" cứng rắng đối với vấn đề hạt nhân của Iran vì không có sự lựa chọn nào khác. Nếu HĐBA đưa ra quyết định, điều đầu tiên, rất có thể là, sẽ yêu cầu Iran ngay lập tức chấm dứt chương trình nghiên cứu hạt nhân. Nếu Iran không chấp thuận, HĐBA sẽ tiếp tục đưa ra những cảnh báo trước khi quyết định các biện pháp trừng phạt.

Tuy nhiên những mong muốn của Mỹ và EU có thể gặp phải sự phản đối từ Nga và Trung Quốc, 2 nước thường trực tại HĐBA và là những nước có mối quan hệ thương mại và đối tác chiến lược với Iran. Nga và Trung Quốc trước đó đều lên tiếng phản đối bất cứ một sự trừng phạt kinh tế hay chính trị nào đối với Iran liên quan tới vấn đề hạt nhân của nước này.

Trong khi đó, phản ứng lại quyết định trên của IAEA với sự "hậu thuẫn" của Mỹ, người đứng đầu phái đoàn Iran tại IAEA, ông Javad Vaidi, nói rằng Mỹ có thể chịu hậu quả "nặng nề" nếu HĐBA can thiệp "sâu" vào vấn đề hạt nhân của Iran. Thế nhưng ông nói rằng Iran sẽ tiếp tục kế hoạch làm giàu uranium, một việc làm gây nhiều tranh cãi, bất chấp sự phản đối của dự luận quốc tế.

Soạn: AM 722653 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tổng thống Iran, ông Mahmoud Ahmadinejad, một người theo đường lối cứng rắn.

Còn tổng thống Iran, Mahmoud Ahmadinejad, nói rằng IAEA đã không tìm được bằng chứng nào hơn là chương trình hạt nhân của Iran là phục vụ cho các mục đích hòa bình. "Mọi người đều thấy rằng IAEA không tìm được một bằng chứng nào hoặc lý do nào cho thấy chương trình hạt nhân của Iran là có mục đích xấu," ông Ahmadinejad nói.

Các nước EU và Mỹ cho rằng, Iran muốn phát triển vũ khí hạt nhân, nhưng Iran đã bác bỏ cáo buộc này và khẳng định quyền được phát triển chương trình hạt nhân để sản xuất năng lượng phục vụ sản xuất. IAEA đã yêu cầu Iran ngừng hoàn toàn việc làm giàu uranium. Tuy nhiên, Iran đã từ chối và nhấn mạnh quyền được phát triển chương trình hạt nhân theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Hôm thứ 4/3 Iran tuyên bố nếu vấn đề hạt nhân của họ bị đưa ra HĐBA, họ sẽ nối lại việc làm giàu uranium quy mô lớn.

Vấn đề hạt nhân của Iran cũng đang thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế bởi Iran là nước xuất khẩu dầu lớn thứ 4 trên hế giới. Chính vì lý do này các nhà phân tích cho rằng, các bên liên quan trong cuộc khủng hoảng hạt nhân của Iran sẽ phải cân nhắc rất kỹ trước khi đưa ra những quyết định cuối cùng.

    N . M (Theo AP, BBC)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,