221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
761938
"Cuộc chiến biếm hoạ": đâu là giới hạn của báo chí?
1
Article
null
'Cuộc chiến biếm hoạ': đâu là giới hạn của báo chí?
,

"Những nhà biếm hoạ chuyên nghiệp không bao giờ làm vậy", nhà biếm hoạ của Al-Jazeera Shujaat Ali đã đưa ra những nhận xét của mình với tờ SPIEGEL về ''cơn lôi đình'' của thế giới Ảrập trước những ''sai phạm'' của các đồng nghiệp Đan Mạch.

Soạn: AM 695931 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Các Tay súng Hồi giáo chiếm cứ văn phòng ngoại giao EU tại Dải Gaza.

Tự kiểm duyệt và kiểm duyệt chuyên nghiệp

SPIEGEL:  Với tư cách là người vẽ tranh biếm hoạ cho hãng tin Al-Jazeera, ông phản ứng thế nào khi lần đầu tiên thấy các bức biếm hoạ về Đấng tiên tri Muhammad của Đan Mạch?

Shujaat Ali: Trách nhiệm của nhà báo là phải giữ đạo đức. Tôn giáo là một vấn đề rất nhạy cảm và tôi nghĩ không một người vẽ tranh biếm hoạ chuyên nghiệp thực sự nào trên thế giới lại chọn tôn giáo làm chủ đề như vậy.

Có một nguyên tắc không chính thức về đạo đức của các nhà vẽ tranh biếm hoạ trong lĩnh vực truyền thông, nó bao gồm 2 kiểu kiểm duyệt: thứ nhất là tự kiểm duyệt, và thứ hai là kiểm duyệt chuyên nghiệp. Tôn giáo rất quan trọng, chúng ta nên tôn trọng và không nên chỉ trích. Tôi ngày càng thích các bức biếm hoạ của Herbert Herblock và chúng thực sự gây ấn tượng đối với tôi. Có nhiều nhà biếm hoạ rất chuyên nghiệp, ở Mỹ và châu Âu. Họ không bao giờ đối xử với một tôn giáo kiểu này.

Ông nói về ''kiểm duyệt'' như một điều tốt tựa nguyên tắc bản thân vậy?

Vâng, đúng. Trách nhiệm của nhà báo là phải tuân thủ quy tắc đạo đức này - điều đó rất quan trọng.

Liệu ''nguyên tắc đạo đức'' vẫn nên áp dụng cả khi người Hồi giáo chỉ trích ngay tôn giáo của mình?

Hãy để tôi kể cho anh nghe một tình huống vui. Khi tôi bắt đầu vẽ cho tờ News International của Pakistan ở Islamabad, tôi đã lấy quyền tự do của mình để tấn công một đảng Hồi giáo trong cuộc bầu cử ở đó. Tôi là người đầu tiên làm công việc đó. Tôi hoàn toàn đồng ý với Tổng thống Pervez Musharraf khi ông nói về những con người cụ thể nào đó nắm tôn giáo trong tay. Do đó, tôi bắt đầu chỉ trích các đảng chính trị Hồi giáo ở Pakistan -- và chỉ trích họ vì tội lái tôn giáo sang một hướng sai lầm. Tờ báo của tôi đã từ chối đăng một trong số bức tôi vẽ, do đó tôi chuyển chúng cho một tờ báo khác. Kết quả, nó đã gây ra sự phản ứng kinh khủng và đảng Hồi giáo đó đã tấn công toà soạn báo đó bằng súng. 

Ông nói rằng, các nhà vẽ tranh biếm hoạ nên thể hiện tính nhạy cảm trong các bức vẽ của mình, nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ đã buộc tội ông thiếu điều đó trong các bức vẽ của chính ông. Sau khi ông vẽ bức biếm hoạ miêu tả các lính Mỹ thiệt mạng và một bức khác vẽ két xăng đặt trên Toà tháp đôi bị sụp đổ ở New York, Washington đã phản ứng và Al-Jazeera buộc phải bỏ những bức vẽ đó khỏi trang web của mình. Liệu ông có nghĩ tới tính nhạy cảm của khán giả Mỹ khi ông vẽ chúng?

SHUJAAT ALI

Shujaat Ali, 35 tuổi, là một trong số ít nhà biếm hoạ chính trị trên thế giới sử dụng công nghệ Flash để phác hoạ hình ảnh. Sinh ra tại Pakistan, ông thường vẽ tranh biếm hoạ cho nhật báo News International, có trụ sở tại Islamabad.

Mục tiêu thực sự của tôi khi vẽ những bức biếm hoạ đặc biệt đó là nhằm vào Chính phủ Mỹ, chứ không phải người dân Mỹ. Tôi thấy quyết định của ông chủ của tôi - Tổng biên tập - là không thể chấp nhận được - và ông bị chỉ trích nhiều vì điều này.

Xét về tính chuyên nghiệp, đó không phải là một bước đúng đắn bởi vì một tổ chức chuyên nghiệp phải bảo vệ các phóng viên của mình. Chúng tôi phân tích tình cảm của người Mỹ trong các bức biếm hoạ này. Đó là lý do Chính phủ Mỹ phàn nàn về điều đó, nhưng chúng tôi chẳng nghe thấy một người Mỹ bình thường nào ca cẩm cả.

Tự do ngôn luận vẫn phải tôn trọng tôn giáo!

phương Tây, có nhiều lời chỉ trích về tính đạo đức giả trong các cuộc biểu tình ở thế giới Ảrập. Người Ảrập giờ đang phàn nàn về tính rập khuôn cứng nhắc của Hồi giáo. Tuy nhiên, các tổ chức Do Thái lên án những bức chân dung bài chủ nghĩa Xê mít  trong tôn giáo họ ở các bức biếm hoạ thường xuất hiện trên các tờ báo Ảrập. Rất nhiều nhà biếm hoạ ở thế giới Ảrập rõ ràng là những người bài chủ nghĩa xê-mít. 

Tôi đồng ý về điều này, và tôi cảm thấy hối tiếc. Chúng ta nên tôn trọng mọi người thuộc các tôn giáo khác, bất kể họ là Do Thái, Cơ đốc giáo...Chúng ta có những nguyên tắc đạo đức dành cho các nhà biếm hoạ, và chúng ta cần tự hỏi nên đi xa đến mức nào có thể chấp nhận được, đó là loại giới hạn mà chúng ta cần đặt ra. Các nhà biếm hoạ tấn công các chính trị gia hoặc chính phủ thì không sao, nhưng họ nên để tôn giáo yên. Các nhà biếm hoạ thực sự cần tôn trọng lĩnh vực này.

Tuy nhiên, ở phương Tây, các nhà biếm hoạ có quyền pháp lý được châm biếm, bất kể chủ đề là gì. Và, nhiệm vụ của chính phủ là bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Vậy làm sao chính phủ và người dân Đan Mạch lại phải chịu trách nhiệm về những bức biếm hoạ mà một tờ báo quyết định xuất bản?

Nếu chính phủ không tiến hành các bước cần thiết để ngăn chặn cơ quan truyền thông tấn công một tôn giáo - một hành động gây ra một cuộc xung đột lớn giữa các dân tộc, điều đó sẽ huỷ hoại danh tiếng của chính phủ đó trên trường quốc tế.

Phương Tây đã phải đấu tranh hàng trăm năm để bảo vệ quyền tự do thể hiện quan điểm, tự do ngôn luận - những quyền giờ đây đã trở thành nền tảng của nền văn minh chúng tôi. Trên khắp châu Âu hiện nay, nhiều người coi các cuộc biểu tình ở thế giới Ảrập là một cuộc tấn công vào các giá trị dân chủ của chúng tôi?

Tự do là rất quan trọng. Và tôi cũng đang chiến đấu vì nó ở đây.

Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ chúng ta phải đặt ra những giới hạn. Nếu anh muốn chỉ trích một người, nếu anh muốn chỉ trích một chính phủ , nếu anh muốn chỉ trích những thứ cụ thể nào đó bằng tranh biếm hoạ, anh không thể vượt qua những giới hạn cụ thể. Quá một cái gì đó đều không tốt. Nếu anh cứ đẩy mà không có giới hạn gì, điều đó sẽ rất có hại.

Khi người nghệ sĩ lấy vấn đề tôn giáo làm chủ đề cho các bức biếm hoạ của mình và anh ta biết điều đó sẽ làm tổn thương tới những người thuộc tôn giáo khác, như vậy anh ta đã vượt quá ranh giới và điều này đã được đẩy lên cơ quan thẩm quyền cao hơn phải chịu trách nhiệm.

Trong phản ứng của mình, người Ảrập đã đốt hình nộm của Thủ tướng Đan Mạch Anders Fogh Rasmussen, tẩy chay hàng hoá Đan Mạch, đe doạ người dân và đốt quốc kỳ nước họ. Sự phản ứng của thế giới Hồi giáo khiến nhiều người ở phương Tây bị sốc. Những kẻ cực đoan đã tấn công các văn phòng EU ở Dải Gaza, người Hồi giáo ở Indonesia đã tấn công vào đại sứ quán Đan Mạch ở Jakarta.  Ông có cảm thấy phản ứng như vậy là quá không?

Tôi nghĩ rằng chỉnh lại những nhà biếm hoạ Đan Mạch và cố gắng chỉ cho họ cảm giác của quảng đại quần chúng là điều nên làm. Chúng tôi không thể tha thứ cho bất kỳ hành động phỉ báng Đấng tiên tri - người chúng tôi tôn trọng nhất. Ở mọi tôn giáo, ngay cả Cơ Đốc giáo, có nhiều người rất nhạy cảm về tôn giáo của mình.

Trong cộng đồng của tôi, tôi chỉ trích những ai vượt quá giới hạn. Tất nhiên, họ cần phải bị chỉ trích. Hồi giáo cực đoan là tồi tệ. Chúng ta không phải là những thiên thần, nhưng chúng ta là con người. Mà đã là con người, chúng ta phải tôn trọng nhau. Và tôn trọng tôn giáo của tôi.

  • Trần Kiên (gt)

Theo dòng sự kiện:

 

 

Chùm ảnh biểu tình đốt đại sứ quán Đan Mạch
Các cuộc biểu tình phản đối tranh biếm hoạ Nhà tiên tri Mohamed đã lan rộng, đại sứ quán Đan Mạch và nhiều nước châu Âu khác đã bị đốt phá.

 

 

 

Cơn phẫn nộ của người Hồi giáo lan từ Âu sang Á
Các cuộc biểu tình của người Hồi giáo phản đối tranh biếm hoạ Nhà tiên tri Mohamed đã lan rộng và trở thành một "hiện tượng mang tính toàn cầu".

 

 

 

Quyền xúc phạm?
Tại sao việc xuất bản những bức biếm hoạ Đấng tiên tri Muhammad đang gây chia rẽ sâu sắc thế giới Hồi giáo và phương Tây?

 

 

 

Bộ trưởng Nội vụ Lebanon từ chức
Lý do mà ông Hassan Sabeh quyết định rời khỏi chức Bộ trưởng Nội vụ là Lebanon không có sự thống nhất chính trị trong việc dẹp biểu tình. 
 

 

 

 

Thêm ĐSQ Đan Mạch ở Lebanon bị đốt
Cơn giận dữ của người Hồi giáo liên quan tới tranh biếm hoạ nhà tiên tri Mohamed tiếp tục bùng lên khi hôm 5/2 thêm ĐSQ Đan Mạch tại Labanon bị đốt.

 

 

 

Người Siri đốt phá sứ quán Đan Mạch, Na Uy
Hàng nghìn người Siri, điên tiết sau vụ tranh biếm hoạ nhà tiên tri Mohamed, sáng nay đã phóng hoả vào sứ quán Đan Mạch và Na Uy ở thủ đô Damascus.

 

Soạn: AM 693995 gửi đến 996 để nhận ảnh nàyTổng thư ký LHQ Kofi Annan đã lên tiếng kêu gọi các bên nên bình tĩnh xung quanh vụ lộn xộn về tranh biếm hoạ đấng tiên tri Mohamed, sự vụ đang gây ra làn sóng phản đối trên khắp thế giới Hồi giáo.

 

 

 

 

Thực hư vụ lộn xộn về tranh biếm hoạ Mohamed
Từ việc đăng tải 12 bức tranh biếm hoạ Nhà tiên tri Mohamed, làn sóng công phẫn đã bùng lên trong thế giới Hồi giáo. Sự việc bỗng trở nên phức tạp...

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,