221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
761766
Quyền xúc phạm?
1
Article
null
Quyền xúc phạm?
,

Tại sao việc xuất bản những bức biếm hoạ Đấng tiên tri Muhammad đang gây chia rẽ sâu sắc thế giới Hồi giáo và phương Tây?

Soạn: AM 694895 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Người dân Iraq đốt quốc kỳ và hàng hoá Đan Mạch.

Liệu một cú đập cánh của con bướm mỏng manh có gây ra cơn cuồng phong vẫn là chủ đề thảo luận trọng tâm của cái gọi là ''học thuyết về bạo loạn''. Tuy nhiên, giờ đây có một điều đã được chứng minh rằng, những bức biếm hoạ được xuất bản lần đầu tiên 4 tháng trước đây tại Đan Mạch đã ''châm ngòi'' cơn thịnh nộ trong cộng đồng Hồi giáo từ Gaza tới Jakarta và đặc biệt làm đau lòng những tín đồ đang sinh sống tại châu Âu.

Quyết định của một biên tập - dù gọi nó là nóng nảy hay phóng túng - khi yêu cầu các nhà biếm hoạ Đan Mạch vẽ Đấng tiên tri Muhammad đã gây ra phản ứng dây chuyền kinh khủng. Kết quả, người Hồi giáo tẩy chay hàng hoá Đan Mạnh, đốt đại sứ quán của hai nước châu Âu ở Damascus, đe doạ lấy mạng và kiện tờ báo với khẩu hiệu "Giết Đan Mạch".

TTK LHQ kêu gọi bình tĩnh về vụ tranh biếm hoạ Mohamed
 

TTK LHQ đã lên tiếng kêu gọi thế giới Hồi giáo bình tĩnh trước vụ tranh biếm hoạ đấng tiên tri Mohamed đang gây ra làn sóng phản đối lớn.  

Giết Đan Mạch? Toàn bộ sự việc không chỉ chứng minh ''học thuyết về bạo loạn" mà còn cả câu châm ngôn của Emily Post rằng "bạn không nên nói về tôn giáo - hoặc phải chuẩn bị mọi thứ nếu bạn nói''.

Đối với người Hồi giáo, những bức tranh biếm hoạ rất phỉ báng, vi phạm nghiêm trọng nghi thức văn hoá không được phép vẽ chân dung của Đấng tiên tri.

Quy mô sự phản ứng trước việc xuất bản các bức tranh biếm hoạ Đấng tiên tri Muhammad giữa những người Hồi giáo và cả những người không phải Hồi giáo đã gợi lại ''hố sâu'' ngăn cách giữa phương Tây và thế giới Hồi giáo.

Trong một chương trình thể hiện tinh thần đoàn kết đồng hữu báo giới ở Đan Mạch, các kênh truyền hình và báo chí tại các nước châu Âu đã đăng tải một số hoặc toàn bộ số tranh biếm hoạ, trong đó bức gây tranh cãi nhất phác hoạ khăn vấn đầu của Đấng tiên tri Muhammad thành một trái bom có ngòi đang cháy bùng bùng.

Mục tiêu của chương trình trên nhằm cố suý cho tự do ngôn luận, nhưng khi xuất bản các bức tranh biếm hoạ gây nhiều tranh cãi này, các phương tiện truyền thông châu Âu đã phớt lờ tính nhạy cảm về tôn giáo, như vậy hành động này càng đổ thêm dầu vào lửa.

Các nhà lãnh đạo Hồi giáo yêu cầu những chính phủ châu Âu trừng phạt tất cả những ai đăng tải các bức biếm hoạ. Ở Gaza, lãnh đạo Hồi giáo ở đây đã lên án sự vi phạm vô căn cứ của Mỹ và châu Âu về tư tưởng tự do ngôn luận và chính phủ giới hạn. Là một nước luôn cổ suý tự do báo chí, nhưng chính quyền ông Bush vẫn hiểu được cơn thịnh nộ của người Hồi giáo và gọi những bức biếm hoạ là ''chướng tai gai mắt''. Tuy nhiên, Mỹ vẫn bảo vệ quyền xuất bản những bức biếm hoạ đó.

Liệu có giải pháp nào? Cần lưu ý một điều rằng, đại đa số các hãng truyền thông phương Tây đã chọn không xuất bản lại các bức biếm hoạ. Bản thân các phương tiện truyền thông Mỹ đã thực hiện ''tự kiểm duyệt'' về các vấn đề liên quan đến tôn giáo.

Đối với người Hồi giáo, sự bất kính với Đấng tiên tri Muhammad là một cái gì đó vượt qua cả chính trị thế giới. Và khi cơn giận dữ ấy vẫn ngự trị trong trái tim những người Hồi giáo, thách thức trong những ngày tới đối với phương Tây là tìm ra cách để kìm nén cơn giận đó lại.

  • Trần Kiên (tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,