221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
761718
Việt Nam - nơi sữa và tiền đều chảy
1
Article
null
Việt Nam - nơi sữa và tiền đều chảy
,

Ở Việt Nam, một điều kỳ diệu đang diễn ra, ấy là sự tăng vọt của thị trường cổ phiếu, sự xuất hiện của những cổ phiếu niêm yết lần đầu và kéo theo đó là sự gia tăng nguồn vốn nước ngoài. Tất cả hợp lại biến Việt Nam trở thành miếng bánh thơm ngon thu hút các nhà đầu tư.

Soạn: AM 694817 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ngày làm việc tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh.

Thông thường, vào những ngày "đẹp trời", các thị trường chứng khoán lớn ở New York, London hay Tokyo có thể nhích lên 1% hay 2%. Nhưng hãy thử tưởng tượng sự phấn khích của cổ đông vào ngày 19/1 khi tổng giá trị cổ phiếu được giao dịch tại Tp Hồ Chí Minh bỗng tăng gấp đôi, lên con số 16 ngàn tỉ.

Đúng là như vậy. Tăng gấp đôi. Nhưng trước khi bạn bán tống bán tháo những cổ phiếu Google (GOOG) và ném váo thị trường này, hãy kiên nhẫn đọc tiếp. Đó là 16 ngàn tỉ VND, đồng tiền của Việt Nam, chỉ tương đương với hơn 1 tỷ USD. Hãy thử so sánh con số này với con số 18 ngàn tỉ USD tổng giá trị cổ phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán New York.

Mới chỉ là bước khởi đầu

Thêm vào đó, sự tăng vọt này gần như hoàn toàn nhờ vào việc niêm yết một cổ phiếu mới: Công ty Cổ phần các sản phẩm sữa Việt Nam - Vinamilk. Thật vậy, ngày 19/1 vừa qua, đúng như sự mong đợi của nhiều người, Vinamilk đã có màn ra mắt đầy ấn tượng, trở thành doanh nghiệp thứ 34 niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh.

Với giá khởi điểm là 2,65 USD, cổ phiếu của Vinamilk đã nhanh chóng tăng lên 3,34 USD vào cuối phiên giao dịch ngày hôm ấy. Lần xuất hiện này đã tạo cho cổ phiếu của Vinamilk giá trị khoảng 531 triệu USD, cao hơn giá trị cổ phiếu của tất cả các công ty khác niêm yết trên thị trường cộng lại.

Sự hiện diện của Vinamilk trên thị trường chứng khoán trên thực tế là một sự kiện đặc biệt quan trọng. Kể từ khi ra đời cách đây 5 năm rưỡi, thị trường chứng khoán Việt Nam hầu như không có gì nổi bật. Tổng giá trị cổ phiếu giao dịch vào ngày đầu tiên (tháng 7/2000) chỉ đạt mức 37.000 USD và từ đó đến nay là cả một hành trình chậm chạp.

Bước sang năm 2005, tổng giá trị cổ phiếu giao dịch thường nhật trên thị trường chỉ ở khoảng 700.000 USD. Thêm vào đó, giao dịch cổ phiếu của các công ty không niêm yết trên thị trường lại có trị giá cao gấp vài lần so với giá trị cổ phiếu được giao dịch chính thức trên thị trường mỗi ngày.

Như lời Dominic Scriven, Giám đốc công ty Dragon Capital, một công ty quản lý vốn đang nắm trong tay 350 triệu USD đặt trụ sở tại Tp Hồ Chí Minh thì: "Chúng ta vẫn còn một đoạn đường phải đi".

Khi thuyền vượt sóng

Một công ty với sức mạnh như Vinamilk chính là cái mà thị trường cổ phiếu Việt Nam cần để tạo thêm xung lực. Hiện, Vinamilk được dư luận đánh giá là một trong những công ty Việt Nam được quản lý tốt nhất, với khoản tiền lời năm ngoái tăng 31%, tương đương với 38 triệu USD trong tổng số doanh thu 356 triệu USD - tăng 50% so với năm 2004.

Soạn: AM 694819 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Sự hiện diện của cổ phiếu Vinamilk trên thị trường chứng khoán đã tạo ra bầu không khí mới cho thị trường này.

Bất chấp sự cạnh tranh từ những đối thủ nước ngoài như Formosa Milk và Cô gái Hà Lan, Vinamilk vẫn chiếm lĩnh 75% thị trường với các sản phẩm sữa, sữa chua và nước trái cây. Một tuần trước khi niêm yết cổ phiếu, Vinamilk còn công bố kế hoạch khai trương một nhà máy bia trị giá 45 triệu USD liên doanh với công ty SABMiller đặt tại London với công suất trên 13 triệu gallon mỗi năm.

Và sự hiện diện của Vinamilk đã thực sự tạo ra cảm giác hưng phấn đối với thị trường.

"Chắc chắn Vinamilk sẽ thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài nhờ quy mô và khả năng tài chính của họ", Jonathon Waugh, Giám đốc Công ty Quản lý tài sản PXP Vietnam hiện đang điều hành một quỹ tài chính niêm yết tại Dublin nói. Quỹ này đã và đang đầu tư vào nhiều doanh nghiệp cổ phần Việt Nam bao gồm Vinamilk.

"Người ta không ngớt gọi điện để nói những câu đại loại như: "Chúng tôi làm sao tham gia vào thị trường này?", Waugh tâm sự.

Bến bờ của nhiều nhà đầu tư

Tất nhiên, giờ đây sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài có khả năng "sở hữu một phần" Vinamilk và nhiều công ty khác của Việt Nam. Mặc dù quyền sở hữu nước ngoài bị giới hạn ở mức 30% đối với những công ty Việt Nam chưa niêm yết, thì một điều luật mới thông qua hồi tháng 10/2005 đã cho phép các công ty có cổ phiếu niêm yết chính thức bán tới 49% cổ phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài. Luật mới nhằm mục đích tăng khả năng tài chính cho thị trường chứng khoán.

Nhưng trên thực tế, từ trước khi Vinamilk niêm yết cổ phiếu trên thị trường, các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có Công ty đồ uống Fraser&Neave tại Singapore và công ty Đầu tư Doanh nghiệp Việt Nam ( Vietnam Enterprise Investment) niêm yết tại Dublin đã sở hữu 28% Vinamilk.

Đối với những nhà đầu tư "bỏ lỡ" cơ hội với Vinamilk, vẫn còn nhiều công ty khác sắp có cổ phiếu niêm yết khác để họ cân nhắc. Theo ước tính của ông Waugh, Ngân hàng Thương mại cổ phần Á châu ( ACB) và Sacombank, trụ sở tại Tp. HCM có thể rót thêm 600 triệu USD vào thị trường này một khi họ niêm yết vào cuối năm nay. Các ứng viên tiềm năng khác phải kể đến là nhà cung cấp điện thoại di động số 2 Vinaphone và ngân hàng Vietcombank tại Hà Nội.

Phát biểu với tờ Bloomberg, Trần Đắc Sinh, Giám đốc Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh bày tỏ hy vọng quy mô thị trường đạt mức 3 tỉ USD vào cuối năm nay.

Không chỉ hấp dẫn bằng thị trường cổ phiếu, chính nền kinh tế đang tăng trưởng của Việt Nam cũng thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài. Năm ngoái, Việt Nam đã thu hút 5,8 tỉ USD đầu tư nước ngoài. Số tiền này được rót vào ngành dược phẩm, sản xuất giày và điện thoại di động. Tổng sản phẩm quốc nội năm 2005 đã tăng lên 8,5% so với mức 7,8% của năm 2004. Ước tính nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 8% năm 2005, lên 60 tỉ USD. Nếu chia trung bình cho 84 triệu dân thì mức bình quân của mỗi người dân là 720 USD.

Soạn: AM 694821 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Một phiên đấu giá cổ phiếu Vinamilk.

Sự thay đổi lớn

Có được mức tăng trưởng ấy một phần lớn nhờ vào sự tăng vọt trong xuất khẩu. Kể từ khi Hiệp định thương mại song phương Việt-Mỹ bắt đầu có hiệu lực cuối năm 2001, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm hàng dệt may, giầy Nike (NKE) và hải sản đã tăng mạnh. Lượng hàng xuất sang Mỹ đã tăng gấp 6 lần kể từ thời điểm bắt đầu có hiệp định đến năm ngoái, tương đương với 6,5 tỉ USD.

Hoạt động kinh doanh và cấp vốn cho doanh nghiệp thông qua hình thức bán cổ phiếu cũng tăng mạnh. Năm ngoái, tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG) đã khai trương một quỹ trị giá 100 triệu USD tại Việt Nam. Trong khi đó, Vietnam Opportunities Fund ( VOF) , có chứng chỉ quỹ niêm yết tại Dublin đã sở hữu trong tay một quỹ trị giá 171 triệu USD sau khi quyên thêm được 76 triệu USD trong năm 2005.

"Năm qua, đã có một sự đổi thay rất lớn", Milton Lawson, luật sư của hãng Freshfields Brukhaus Derringer tại Tp Hồ Chí Minh nhận xét. "Người ta đang tỏ ra rất háo hức với Việt Nam".

  • Tân Huyền - (Theo Bussinessweek)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,