221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
761666
Iran ngừng hợp tác hạt nhân với IAEA
1
Article
null
Iran ngừng hợp tác hạt nhân với IAEA
,

Iran hôm 5/2 tuyên bố ngừng hợp tác và không tiếp tục cho phép Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA của Liên Hiệp Quốc (LHQ) thanh tra đột xuất các cơ sở hạt nhân của nước này sau khi IAEA biểu quyết đưa vấn đề hạt nhân của Tehran ra trước HĐBA.

Soạn: AM 694571 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Tổng thống Iran, ông Mahmoud Ahmadinejad, tuyên bố không sợ bị đưa ra HĐBA. (AP)

Hôm 5/2, ngoại trưởng Iran Manouchehr Mottaki tuyên bố Iran chính thức đình chỉ việc tự nguyện thực hiện một nghị định thư bổ sung cho phép LHQ thanh sát bất ngờ các địa điểm hạt nhân của Iran và tổng thống Iran, ông Mahmoud Ahmadinejad đã ra lệnh lên kế hoạch thúc đẩy việc làm giàu uranium với quy mô toàn diện.

Một quan chức cao cấp của Iran nói rằng phản ứng đầu tiên của Tehran là nối lại hoạt động làm giàu uranium với công suất tối đa, điều có thể ảnh hưởng đến đề xuất của Nga về việc làm giàu uranium cho Iran trên đất Nga. Tuy nhiên, người phát ngôn bộ Ngoại giao Iran, ông Hamid Reza Asefi, nói Iran vẫn để ngỏ khả năng đàm phán với Nga về việc làm giàu uranium.

Trước đó, 27/35 nước trong IAEA hôm 4/2 đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết đưa Iran ra thảo luận tại Hội đồng Bảo an LHQ, chỉ có 3 nước phản đối là Cuba, Venezuela, Syria. 5 nước bỏ phiếu trắng là Algeria, Belarus, Indonesia, Libya và Nam Phi. Quyết định trên, được đưa ra sau cuộc họp kéo dài 3 ngày của Ban giám đốc IAEA, có thể dẫn đến khả năng LHQ ban hành lệnh cấm vận Iran.

Nga và Trung Quốc thoạt đầu lưỡng lự trong việc trình hồ sơ Iran lên HĐBA nhưng sau đó đã đồng ý và họ đã bỏ phiếu thuận. Tuy nhiên, hai nước cũng yêu cầu các bên phải chờ chậm nhất là đến tháng 3/2006 mới được đưa ra bất kỳ một hành động nào chống lại Iran.

Javad Vaiedi, Phó Hội đồng An ninh quốc gia tối cao Iran, nói rằng cuộc bỏ phiếu này có mục đích chính trị và thực ra không hề thể hiện một sự thống nhất quốc tế. Iran phủ nhận việc che dấu các nỗ lực chế tạo vũ khí hạt nhân. Nước này quả quyết rằng chương trình hạt nhân của mình chỉ nhằm mục đích sản xuất năng lượng và không hề có mục đích quân sự.

Hôm 18/1, 3 nước EU là Anh, Pháp và Đức, được sự hậu thuẫn của Mỹ, cũng đã từ chối nối lại đàm phán với Tehran về vấn đề hạt nhân và tuyên bố sẽ đưa vấn đề hạt nhân của Iran ra thảo luận tại HĐBA, buộc Iran phải chấm dứt việc làm giàu uranium, bất chấp việc Iran kêu gọi EU quay trở lại đàm phán. Sau đó, tổng thống Iran đã lên án phương Tây đã hành động như thể là "Chúa tể của Thế giới" (Lord of the World) khi từ chối việc nghiên cứu hạt nhân vì mục đích hoà bình của nước này.

Vấn đề hạt nhân của Iran cũng đang thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế bởi Iran là nước xuất khẩu dầu lớn thứ 4 trên hế giới. Theo các chuyên gia, nếu như Iran phải chịu lệnh trừng phạt của LHQ và dầu của Iran không có mặt trên thị trường thế giới, giá dầu có thể lên tới 100USD/thùng. Chính vì lý do này các nhà phân tích cho rằng, các bên liên quan trong cuộc khủng hoảng hạt nhân của Iran sẽ phải cân nhắc rất kỹ trước khi đưa ra những quyết định cuối cùng.

 

Bất chấp sức ép của phương Tây, chính quyền Tehran tuyên bố Iran không hề sợ và cảnh báo rằng bất kỳ biện pháp trừng phạt nào cũng sẽ khiến giá dầu thế giới tăng cao đột biến, và điều này sẽ gây thiệt hại nhiều cho chính phương Tây chứ không phải cho Iran.

Căng thẳng xung quanh vấn đề hạt nhân của Iran lại nổi lên sau khi nước này dỡ bỏ niêm phong tại cơ sở hạt nhân và nối lại chương trình nghiên cứu hạt nhân. Kể từ năm 2003, Iran đồng ý cho các thanh sát viên quốc tế tới kiểm tra các cơ sở hạt nhân của nước này nhưng tháng 11 năm 2005, Quốc hội Iran đã thông qua một luật cho phép ngăn cản các hoạt động thanh tra của IAEA và tiếp tục nối lại việc làm giàu uranium nếu chương trình hạt nhân của nước này bị đưa ra HĐBA.

Hôm 10/1, Iran đã gỡ bỏ các dấu niêm phong tại cơ sở hạt nhân Natanz nhưng nước này luôn bác bỏ cáo buộc rằng đang nghiên cứu chế bom nguyên tử và chỉ tạo năng lượng điện. Tuy nhiên, việc này đã gặp phải phản ứng mạnh mẽ từ các nước phương Tây, vì Mỹ và EU luôn nghi ngờ Iran tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân.

    Nguyên Hưng (Theo BBC, AP, Reuters)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,