221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
756350
Iran kêu gọi EU nối lại đàm phán
1
Article
null
Iran kêu gọi EU nối lại đàm phán
,

Iran hôm 17/1 đã gửi thư kêu gọi 3 nước Liên minh châu Âu (EU) là Anh, Pháp và Đức quay trở lại bàn đàm phán về chương trình hạt nhân của nước này vào ngày 18/1. Tuy nhiên, các nước này, ngay lập tức, đã bác bỏ, nói rằng đó là điều "ngớ ngẩn".

Soạn: AM 679247 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Iran nối lại nghiên cứu hạt nhân bất chấp sự phản ứng quyết liệt của EU, Mỹ. (BBC)

Trong một lá thư gửi 3 nước, ông Javad Vaeedi, Phó Hội đồng An ninh Quốc gia Iran, nhấn mạnh rằng mong muốn của Iran là tiếp tục hợp tác với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), và muốn giải quyết vấn đề hạt nhân của nước này thông qua đàm phán và ngoại giao.

Lời đề nghị được đưa ra 8 ngày sau khi Iran nối lại việc nghiên cứu hạt nhân tại 3 cơ sở hạt nhân của nước này, điều đã vi phạm thoả thuận ký với Anh, Pháp và Đức 16 tháng trước. Việc mong muốn quay trở lại đàm phán cho thấy Iran vẫn quyết tâm theo đuổi các cuộc đàm phán nhằm tìm giải pháp cho vấn đề hạt nhân.

Tuy nhiên, theo một quan chức Đức, người miêu tả bức thư có nhiều lời lẽ "đẹp" mà không có bất cứ đề nghị nghiêm túc nào, thì đây là một điều không thể chấp nhận được vì việc nghiên cứu hạt nhân của Iran vẫn tiếp tục, không có dấu hiệu nào cho thấy nước này sẵn sàng ngưng nghiên cứu hạt nhân.

Trong khi đó, một quan chức Anh nói rằng việc Iran kêu gọi nối lại đàm phán là một điều "ngớ ngẩn" vì Iran đã đưa ra những điều kiện không thể trong đàm phán.

Cũng trong ngày hôm qua, Bộ Ngoại giao Đức cho biết cuộc họp giữa các nước Trung Quốc, EU, Nga và Mỹ đã không đạt được thống nhất về các bước tiếp theo liên quan tới chương trình hạt nhân của Iran. Các nước Anh, Pháp và Đức muốn Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đưa ra một nghị quyết cụ thể về vấn đề này. 

Nga và Trung Quốc, hai nước thành viên thường trực tại Hội đồng bảo an LHQ và có quan hệ thương mại lớn với Iran, lại thể hiện thái độ rõ ràng rằng họ không ủng hộ việc LHQ trừng phạt Iran để buộc nước này từ bỏ chương trình hạt nhân, và cho rằng cần tiếp tục thương lượng. Ngoại trưởng Nga, Sergei Lavrov, nói Nga vẫn chưa loại bỏ khả năng cấm vận, tuy nhiên, còn quá sớm để nói về lệnh cấm vận dành cho Iran và kêu gọi Tehran phải hành động thêm nữa nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng hiện nay quanh chương trình nguyên tử của Iran. 

Trước đó, Nga vẫn hy vọng rằng Iran sẽ đồng ý có một thoả hiệp, cho phép Iran làm giàu uranium, nhưng trên đất Nga. "Cấm vận không phải là giải pháp tốt nhất, và cũng không phải giải pháp duy nhất cho vấn đề nguyên tử Iran hiện nay," ông Sergei Lavrov phát biểu tại một buổi họp báo ở Moscow.

Trong khi đó, 3 nước EU đã bắt đầu thảo luận về một nghị quyết để đưa Iran ra trước Hội đồng Bảo an LHQ, trong khi Mỹ vận động 35 thành viên bỏ phiếu về biện pháp trừng phạt vào đầu tháng sau, yêu cầu Iran phải hợp tác đầy đủ và nhanh chóng với IAEA trong việc thanh sát các hoạt động hạt nhân bị nghi vấn của nước này.

Bất chấp sức ép của phương Tây, chính quyền Tehran tuyên bố Iran không hề sợ và sẽ ngừng toàn bộ các hoạt động thanh tra hạt nhân của IAEA, cảnh báo rằng bất kỳ biện pháp trừng phạt nào cũng sẽ khiến giá dầu thế giới tăng cao đột biến, và điều này sẽ gây thiệt hại nhiều cho chính phương Tây chứ không phải cho Iran.

Căng thẳng xung quanh vấn đề hạt nhân của Iran lại nổi lên sau khi nước này dỡ bỏ niêm phong tại cơ sở hạt nhân và nối lại chương trình nghiên cứu hạt nhân. Kể từ năm 2003, Iran đồng ý cho các thanh sát viên quốc tế tới kiểm tra các cơ sở hạt nhân của nước này nhưng tháng 11 năm 2005, Quốc hội Iran đã thông qua một luật cho phép ngăn cản các hoạt động thanh tra của IAEA và tiếp tục nối lại việc làm giàu uranium nếu chương trình hạt nhân của nước này bị đưa ra LHQ.

Hôm 10/1, Iran đã gỡ bỏ các dấu niêm phong tại cơ sở hạt nhân Natanz nhưng nước này luôn bác bỏ cáo buộc rằng đang nghiên cứu chế bom nguyên tử và chỉ tạo năng lượng điện. Tuy nhiên, việc này đã gặp phải phản ứng mạnh mẽ từ các nước phương Tây, vì Mỹ và EU luôn nghi ngờ Iran tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân.

    Nguyên Hưng (Theo New York Times, BBC)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,