221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
755154
Mỹ đã trao cho Iran bí mật chế tạo bom nguyên tử?
1
Article
null
Mỹ đã trao cho Iran bí mật chế tạo bom nguyên tử?
,

Tổng thống Bush khăng khăng cho rằng Iran không được phép phát triển vũ khí hạt nhân. Nhưng tại sao 6 năm trước đây, chính CIA đã trao cho người Iran bản thiết kế chế tạo bom nguyên tử?

Dưới đây là đoạn trích từ cuốn sách mới gây tiếng vang lớn của phóng viên tờ New York Times James Risen – người đã công bố hàng loạt sự việc cẩu thả và tính toán sai lầm dẫn tới sự thất bại thảm hại của lực lượng tình báo Mỹ.

Từ một sai lầm cá nhân...

Có lẽ trước đây cô đã làm điều này hàng chục lần. Công nghệ kỹ thuật số hiện đại đã biến mọi hoạt động liên lạc bí mật với các điệp viên ở nước ngoài ngày càng trở nên dễ dàng hơn, và thường xuyên hơn.

Iran đã tuyên bố tái khởi động chương trình hạt nhân

Trở lại thời kỳ chiến tranh lạnh, việc liên lạc với một mật vụ ở Moscow hoặc ở Bắc Kinh là cả một quá trình nguy hiểm, tốn nhân lực và có thể mất nhiều ngày hay thậm chí nhiều tuần. Nhưng đến năm 2004, hoàn toàn có thể gửi những thông điệp tốc độ cao đã được mã hóa trực tiếp và hầu như ngay tức thời từ trụ sở của CIA tới cho các nhân viên được trang bị các thiết bị liên lạc cá nhân nhỏ gọn và bí mật.

Do đó, người nhân viên tại trụ sở CIA có nhiệm vụ xử lý thông tin liên lạc với các điệp viên CIA đang hoạt động tại Iran có thể không nghĩ kỹ trước khi cô bắt đầu download những thông tin mới nhất. Với một số lệnh đơn giản, cô đã gửi một dòng dữ liệu mật cho một trong số các điệp viên người Iran thuộc mạng lưới gián điệp của CIA. Nó giống như bao nhiêu lần cô đã làm trước đây.

Nhưng lần này, tính tiện lợi và tốc độ của công nghệ đã phản bội lại cô. Cô nhân viên CIA này này đã gây ra một lỗi khủng khiếp. Cô đã gửi thông tin cho một mật vụ người Iran làm lộ toàn bộ mạng lưới gián điệp và dữ liệu trên có thể được sử dụng để xác định hầu như toàn bộ điệp viên mà CIA có trên lãnh thổ Iran.

...đến sự sụp đổ của một mạng lưới tình báo

Sai lầm nối tiếp sai lầm.  Sau này CIA biết rằng, người Iran đã nhận tài liệu download nói trên là một điệp viên hai mang. Điệp viên này đã nhanh chóng chuyển dữ liệu cho các quan chức an ninh Iran và nó cho phép họ xới tung toàn bộ mạng lưới CIA trên khắp lãnh thổ Iran. Các nguồn tin CIA cho biết, một số điệp viên người Iran đã bị bắt và bỏ tù, trong khi đó số phận của một số người khác cho đến nay vẫn chưa rõ.

Tất nhiên, thảm họa tình báo này không được công  bố. Nó làm cho CIA hầu như bị bịt mắt ở Iran, không thể cung cấp bất kỳ thông tin quan trọng nào về một trong những vấn đề tối quan trọng mà Mỹ đang phải đối mặt – đó là liệu có phải Tehran đang phát triển vũ khí hạt nhân.

Trên thực tế, chỉ khi Tổng thống Bush và các cộng sự của mình, năm 2004 và 2005, tuyên bố Iran đang nhanh chóng phát triển vũ khí hạt nhân thì lúc đó cộng đồng tình báo Mỹ mới thấy mình không có khả năng đưa ra những bằng chứng củng cố những lập luận của chính quyền trước công chúng. Sau những thất bại của CIA trong việc cung cấp những thông tin chính xác thời kỳ tiến chiến về vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq, Cơ quan tình báo lớn nhất nước Mỹ này một lần nữa lại chẳng có nổi một manh mối ở Trung Đông.

Vào mùa xuân năm 2005, trước thảm họa Iran của CIA, Tân giám đốc cơ quan này – ông Porter Goss đã thông báo với Tổng thống Bush trong một cuộc họp ngắn tại Nhà Trắng rằng, CIA không biết làm thế nào mà một Iran gần gũi đang trở thành một cường quốc hạt nhân.

Tuy nhiên, có những điều còn tồi tệ hơn. Trong sâu thẳm nội bộ CIA, một số người chắc hẳn phải rất sợ hãi nhưng giấu kín khi băn khoăn rằng: “Cái gì đã xảy ra với những bản thiết kế vũ khí hạt nhân mà chúng ta đã trao cho người Iran?”.

Chiến dịch Merlin

Câu chuyện trở lại thời Chính quyền Clinton và vào tháng 2/2000 – thời điểm một nhà khoa học người Nga sợ hãi bước trên đường phố mùa đông ở Vienna. Người Nga này hoàn toàn có lý do để sợ hãi. Ông đang đi loanh quanh thành phố Vienna với những bản thiết kế bom hạt nhân.

Nói chính xác, ông mang theo những bản vẽ kỹ thuật của puli cao thế TBA 480, hay còn gọi là ‘’bộ phóng hỏa’’ cho vũ khí hạt nhân theo thiết kế của Nga. Ông đã nắm trong tay những gì cần thiết để tạo ra một thiết bị hoàn hảo có thể kích hoạt phản ứng hạt nhân dây chuyền bên trong tâm hình cầu nhỏ. Nó là một trong những bí mật kỹ thuật lớn nhất trên thế giới, có thể cung cấp giải pháp cho một trong hàng loạt vấn đề vốn đang tách các cường quốc hạt nhân như Mỹ, Nga với các nước ‘’cứng đầu’’ như Iran vốn đang cố gắng gia nhập câu lạc bộ hạt nhân nhưng cho đến nay vẫn không được chấp nhận.

Nhà khoa học Nga, người đã phản bội tổ quốc theo Mỹ nhiều năm trước đó, vẫn không thể tin được những mệnh lệnh mà ông nhận được từ trụ sở của CIA. Cơ quan tình báo Mỹ đã đưa cho ông bản thiết kế hạt nhân và sau đó đưa ông tới Vienna để bán chúng – hoặc đơn giản là đưa chúng – cho những đại diện của Iran trong Cơ quan năng lượng nguyên tử LHQ (IAEA).

Với việc làm trên của nhà khoa học Nga này, dường như CIA đã hỗ trợ Iran nhảy qua một trong những rào cản kỹ thuật cuối cùng trên đường chạm tay vào vũ khí hạt nhân. Điều mỉa mai là IAEA lại là một tổ chức quốc tế được sinh ra để hạn chế sự phổ biến của công nghệ hạt nhân.

Người Nga này là một kỹ sư hạt nhân được CIA trả lương. Chính CIA đã thu xếp ông trở thành công dân Mỹ và cấp 5.000 USD/1 tháng. Dường như đó là một khoản tiền dễ kiếm mà chỉ có một vài điều kiện ràng buộc.

Cho đến tận bây giờ, CIA vẫn đang đặt người đàn ông này lên hàng đầu trong một kế hoạch hoàn toàn xung đột với những lợi ích của Mỹ và nhân viên CIA trực tiếp liên lạc với nhà khoa học người Nga này đã phải thuyết phục ông rất nhiều để thực hiện cái nhiệm vụ ‘’ma cà bông’’ trên.

Nhân viên CIA nói trên đã phải khổ sở thuyết phục nhà khoa học Nga – cho dù chính bản thân anh ta cũng đã từng nghi ngờ về bản kế hoạch. Khi "nói ngon nói ngọt" với nhà khoa học Nga để bay sang Vienna, nhân viên CIA này cũng tự hỏi liệu mình có dính líu tới hành động bí mật bất hợp pháp hay không. Liệu anh có bị sa lưới một Ủy ban quốc hội và bị nghiền nát bởi vì anh đã giúp đưa bản thiết kế hạt nhân cho Iran?

Mật danh của chiến dịch này là Merlin; đối với nhân viên CIA, điều đó dường như là một lời cảnh báo rằng chẳng có gì về chương trình này là chính nó. Anh đã cố hết sức để che giấu những lo lắng trước điệp viên người Nga của anh.

Nhà khoa học Nga được CIA giao nhiệm vụ đóng giả là một nhà khoa học thất nghiệp, tham lam – người sẵn sàng bán linh hồn và các bí mật về bom nguyên tử cho ai trả giá cao nhất. CIA nói với ông rằng, bằng đủ mọi cách ông phải đưa các bản thiết kế hạt nhân cho người Iran. Họ có thể nhanh chóng nhận ra giá trị của chúng và nhanh chóng chuyển chúng cho thượng cấp ở Tehran.

Kế hoạch đã được vạch ra cho nhà khoa học Nga trong chuyến đi do CIA cấp kinh phí tới San Francisco, nơi ông này có hàng loạt cuộc gặp với các quan chức CIA và chuyên gia hạt nhân tại Hạt Sonoma.

Trong một căn phòng sang trọng ở khách sạn San Francisco, một quan chức cao cấp CIA tham gia chiến dịch đã nói chi tiết với nhà khoa học Nga về kế hoạch. Ông đã cùng các chuyên gia từ một trong những phòng thì nghiệm quốc gia để thông qua bản thiết kế mà ông sẽ đưa cho người Iran.

Vị quan chức cao cấp CIA có thể thấy rằng, nhà khoa học người Nga lo sợ và vì thế ông đã cố gắng giảm nhẹ tầm quan trọng của cái việc mà ông yêu cầu nhà khoa học Nga làm. Ông nói rằng, CIA đang đẩy mạnh chiến dịch chỉ đơn giản để tìm hiểu xem Iran đang ở đâu với chương trình hạt nhân của họ. Vị quan chức CIA nói, đó chỉ là nỗ lực thu thập thông tin tình báo, không phải là hành động bất hợp pháp trao cho Iran quả bom. Ông cho biết, người Iran đã có công nghệ hạt nhân đó và ông sẽ trao cho họ. Đó chỉ là một cuộc chơi. Không có gì phải lo lắng.

Trên giấy tờ, chiến dịch Merlin nhằm mục đích ngăn chặn sự phát triển chương trình hạt nhân của Tehran bằng cách đưa các chuyên gia vũ khí Iran vào một con đường công nghệ sai.

CIA tin rằng, một khi người Iran có trong tay những bản thiết kế và nghiên cứu chúng, họ sẽ tin rằng những thiết kế đều có thể sử dụng được và rồi họ sẽ bắt đầu chế tạo một quả bom hạt nhân dựa trên những thiết kế chưa hoàn thiện trên.

Tuy nhiên, Tehran có thể sẽ có được một ngạc nhiên lớn khi các nhà khoa học của mình cố gắng làm nổ tung quả bom mới. Thay vì tạo nên một cột nấm khổng lồ, các nhà khoa học Iran có thể chỉ thấy một tiếng ‘’xì’’ đầy thất vọng. Chương trình hạt nhân của Iran sẽ phải chịu một bước thụt lùi khủng khiếp, và mục tiêu trở thành một cường quốc hạt nhân có thể chậm lại nhiều năm. Quan sát những phản ứng của Iran trước bản thiết kế, CIA có thể thu thập được hàng đống thông tin về chương trình vũ khí của Iran, vốn rất bí mật từ trước đến nay.

(còn tiếp)

  • Trần Kiên (theo Guardian)

Kỳ tới: Hành trình của bản thiết kế bom nguyên tử

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,