221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
754792
Cấm vận Iran - mới chỉ là khởi đầu!
1
Article
null
Cấm vận Iran - mới chỉ là khởi đầu!
,

Các lệnh cấm vận nhằm vào Iran sẽ mới chỉ là sự báo trước một kỷ nguyên đối đầu mới mà không chắc chắn đạt được mục tiêu chấm dứt tham vọng hạt nhân của Iran.

Soạn: AM 675771 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Iran quyết định phục hồi hoạt động nghiên cứu hạt nhân, một động thái có thể khiến các nước này bị đưa lên Hội đồng Bảo an LHQ.

Mọi lệnh cấm vận nào thường tập trung chủ yếu vào kinh tế. Tác động của chúng còn chưa biết thế nào trong khi còn hàng loạt công đoạn cần phải được tiến hành trước khi đưa các lệnh cấm vận này vào thực thi.

Còn nhiều điều cần làm

Trước hết để bắt đầu, các nước phương Tây phải đồng ý với nhau rằng việc Iran quyết định dỡ bỏ niêm phong của LHQ tại các cơ sở hạt nhân của nước này và
phục hồi hoạt động nghiên cứu làm giàu uranium là vượt qua ranh giới đỏ. Và ít nhất đến bây giờ, hành động của Iran có nghĩa là chấm dứt đàm phán. Thực tế, bộ ba EU gồm Anh, Pháp và Đức cũng đã đi đến kết luận này sau một thời gian dài đàm phán với Iran mà không đạt kết quả.

Tiếp theo, phương Tây và đồng minh phải thuyết phục được toàn thể hội viên trong Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đưa vấn đề của Iran lên Hội đồng Bảo an. Sau đó, hội đồng này - nếu nhất trí - mới có thể ban hành một lời cảnh báo tới Iran trước khi có bất kỳ hành động nào. Lần này, có khả năng Hội đồng Bảo An sẽ yêu cầu Iran ngừng hoạt động hạt nhân và quay trở lại bàn đàm phán. Và chỉ khi Iran quyết không làm như vậy thì các lệnh cấm vận mới được áp dụng.

Trừng phạt kinh tế

Vậy kiểu lệnh trừng phạt nào sẽ được đưa ra? Câu trả lời là chúng sẽ tập trung chủ yếu về thương mại, trước hết nhằm vào dầu khí - một ngành kinh tế chủ lực của Iran.

Hiện nay, Iran cũng đang nỗ lực gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Do vậy, bị cấm vận đồng nghĩa với việc cánh cửa vào tổ chức này của Iran sẽ bị khóa lại.

Soạn: AM 675765 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ngoại trưởng Bộ ba EU Anh, Pháp và Đức khẳng định đàm phán hạt nhân Iran đã thất bại.

Mỹ vốn đã áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iran. Đặc biệt, Washington còn cấm các công ty dầu lửa của Mỹ giúp Iran khai thác các giếng dầu.

Thực tế, cho đến giờ phút này, dầu lửa và khí đốt vẫn là nguồn xuất khẩu lớn nhất của Iran. Theo số liệu của WTO, hai mặt hàng này cùng với các sản phầm dầu mỏ chiếm tới 86% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của nước Cộng hòa Hồi giáo.

Có thể cấm vận?

Do nhiều nước vẫn phải nhập dầu lửa từ Iran nên Mỹ không thể trông đợi họ ngừng quan hệ kinh tế với nước này. Ngay cả việc thuyết phục họ hành động tương tự xem ra cũng không hề dễ dàng.

Chẳng hạn Trung Quốc, một thành viên thường dùng quyền phủ quyết của mình trong Hội đồng Bảo an. Đang nỗ lực tìm kiếm nguồn cung dầu trên toàn thế giới nên Bắc Kinh khó có thể đồng thuận với một lệnh cấm vận về dầu khí đối với Tehran. Đấy là chưa nói đến thỏa thuận mà Trung Quốc đạt được với Iran hồi tháng 11/2004 về việc mua dầu và khí đốt của nước Cộng hòa Hồi giáo với tổng giá trị hợp đồng lên tới 70 tỷ USD. 

Phương Tây cũng đang rất dè dặt trước cuộc khủng hoảng dầu lửa hiện nay. Trong khi đó, Nhật - vốn là nhà nhập khẩu lớn nhất của Iran - chắc chắn không muốn hoạt động thương mại giữa hai bên bị tác động quá nhiều.

Và ý kiến của Nga - nước từng giúp Iran xây nhà máy điện hạt nhân Busher, cũng rất quan trọng mặc dù thái độ của Moscow tỏ ra gay gắt hơn trong thời gian gần đây, đặc biệt là kể từ khi Tehran thẳng thừng từ chối lời đề nghị đưa hoạt động làm giàu uranium của mình sang Nga để đảm bảo cung cấp nhiên liệu hạt nhân vì hòa bình. Nhưng ngay cả như vậy, Nga cũng không có vẻ muốn đi xa hơn.

Vậy sẽ phải có cách nào đó để đưa vấn đề cấm vận Iran lên hàng đầu.

Tính hiệu quả?

Soạn: AM 675769 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Mỹ khó có thể thuyết phục được các nước từ bỏ quan hệ thương mại với Iran.

Và cho dù như vậy thì liệu lệnh cấm vận có tác động?

Mặc dù kinh tế của Iran có thể tăng trưởng chậm lại song điều đó dường như không phải là nỗi bận tâm quá đỗi của chính phủ Iran vốn bện chặt giữa hai yếu tố tôn giáo và chính trị.

Khi chính trị và lòng tự hào dân tộc hợp thành một mũi ở tuyến trước, kinh tế sẽ ở ghế sau. Và trong nội bộ Iran, đây rõ ràng là vấn đề lòng tự hào dân tộc.

Trong khi đó, thế giới thì đang "đói dầu lửa" mà Iran thì có rất nhiều.

Chính quyền Tehran cũng có lập luận riêng của mình. Nước này khẳng định mình có quyền làm giàu hạt nhân phục vụ mục đích hòa bình và họ phải đứng vững trước áp lực từ phương Tây. Iran đã thông minh tận dụng các quyền hợp pháp của mình trong vấn đề này bởi theo Hiệp ước không phổ biến hạt nhân (NPT), nước này được phép phát triển một chu kỳ nhiên liệu hạt nhân dưới sự giám sát. Và nước này khẳng định đó là tất cả những gì họ muốn làm.

Nhiều nước phản biện rằng Iran đó đã để mất quyền trên của mình trước đó khi giấu kín chương trình làm giàu uranium nên giờ đây họ không thể hành động cứ như chẳng có gì đã xảy ra. Và như vậy, giống như các nước khác, Iran có thể mua nhiên liệu từ các nhà cung cấp vốn được kiểm soát chặt chẽ.

Điều gì xảy ra nếu các lệnh cấm vận không có tác dụng? Tới một giai đoạn nào đó, Iran có thể chủ hoàn toàn công nghệ làm giàu nhiên liệu hạt nhân. Điều này - theo lời các chuyên gia vũ khí, có thể tốn rất nhiều năm. Nhưng sớm hay muộn thì nó cũng sẽ đến.

  • Thanh Hảo (Theo BBC, AP, Reuters)
     
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,