221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
753145
Liệu ngoại giao đã hết cách?
1
Article
null
Khủng hoảng hạt nhân Iran:
Liệu ngoại giao đã hết cách?
,

Trong cuộc xung đột dai dẳng giữa Iran và phương Tây xung quanh chương trình hạt nhân của Tehran, nỗ lực ngoại giao dường như đang đi đến chỗ thất bại, nhưng vẫn chưa quá muộn để đảo ngược lại tình hình. 

Soạn: AM 672317 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tổng thống Iran Mahmud Ahmadinejad.

Tổng thống Iran Mahmud Ahmadinejad hùng hồn tuyên bố chẳng có gì phải bàn về chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của mình. Mới tuần trước, Iran thẳng thừng từ chối tham gia hội nghị Vienna, một hội nghị do Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) kêu gọi tổ chức để Tehran giải thích về kế hoạch nối lại chương trình nghiên cứu năng lượng hạt nhân vào tuần này.

Giờ đây, ngày càng nhiều người tin rằng, Iran cương quyết xây dựng kho vũ khí hạt nhân dù vẫn khăng khăng cho rằng chương trình này mang mục đích hoà bình và hoàn toàn tuân thủ theo các quy định của Hiệp ước Không phổ biến hạt nhân (NPT).

Ngày mai, Iran tiếp tục nghiên cứu hạt nhân
 

Iran hôm nay tuyên bố các thanh sát viên cơ quan giám sát nguyên tử LHQ sẽ gỡ bỏ niêm phong tại một số cơ sở hạt nhân của họ vào ngày mai.

Mỹ và bộ ba Anh, Pháp, Đức đã bày tỏ quan ngại trước thái độ ''cứng đầu cứng cổ'' của Iran, đồng thời đặt câu hỏi rằng liệu đã đến lúc phải giải quyết bằng vũ lực? Tuy nhiên, thực ra hiện vẫn chưa phải đã hết thời gian. 

Việc Ahmadinejad thắng cử không chỉ gây ngạc nhiên cho cả thế giới mà còn cả không ít người Iran. Trong cuộc thăm dò trên toàn quốc ngay sau cuộc bầu cử, 40% số người được hỏi cho biết họ cảm thấy hối tiếc vì đã không đi bỏ phiếu. Không nhiều chuyên gia tại Iran dự đoán Ahmadinejad có thể đánh bại được đối thủ Hashemi Rafsanjani - Cựu Tổng thống Iran.

Ahmadinejad công khai đối đầu với Mỹ, không ngừng
công kích Israel. Ở Ahmadinejad, chủ nghĩa bài Mỹ và tinh thần tử vì đạo luôn thống trị.

Nhưng ngay cả khi không có Ahmadinejad lãnh đạo, Iran vẫn khiến phương Tây, Israel và một số quốc gia vùng Vịnh ''nhức đầu'' vì chương trình hạt nhân, chương trình phát triển tên lửa đạn đạo của mình. Và, những gì Ahmadinejad làm vừa rồi chỉ làm tăng cấp độ lo ngại mà thôi.

Thông qua các diễn đàn quốc tế, các nước vùng Vịnh đã bày tỏ mối quan ngại. Ví dụ, ông Abdulrahman al-Atiyah, Tổng thư ký Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) phát biểu trước Hội nghị Hội đồng nghị viện Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương tại Doha, Qatar hồi tháng 11 năm ngoái rằng, chương trình hạt nhân của Iran sẽ châm ngòi cho một cuộc chạy đua hạt nhân phi lý trong khu vực...

Tuy nhiên, thực tế các nước vùng Vịnh sẽ không có khả năng tự khởi xướng chương trình hạt nhân cho riêng mình. Thay vì điều đó, họ đang tìm cách nâng cao năng lực phòng thủ tên lửa đạn đạo.

Như vậy, thái độ cứng rắn tiếp tục chương trình hạt nhân của Iran khiến phương Tây điên đầu, đặc biệt trong bối cảnh Trung Đông đang hết sức căng thẳng và bất ổn, đáng chú ý nhất là Thủ tướng Ariel Sharon đang bệnh nặng. Iraq đang đứng bên bờ vực nội chiến, Lebanon đang căng thẳng giáo phái, bạo loạn ở Palestine không ngừng leo thang, Syria đang chịu sức ép của LHQ xung quanh vụ ám sát cố Thủ tướng Lebanon Rafik Hariri hồi tháng 2 năm ngoái.

Trong bối cảnh đó, không ít người hy vọng ngoại giao sẽ được trao thêm cơ hội. Đối với phương Tây, các giải pháp ''thiển cận'' cản trở Iran chỉ khiến nước này cứng rắn hơn. Như vậy, tốt hơn hết là mở thêm những kênh ngoại giao mới. 

Washington cần thu hút Moscow và Bắc Kinh vào chung tay giải quyết vấn đề. Cả hai nước này đều có quyền phủ quyết trong Hội đồng bảo an, ở đó Mỹ muốn áp đặt lệnh trừng phạt đối với Iran. Cả Trung Quốc và Nga đều không hưởng lợi gì từ khả năng Mỹ hoặc Israel tấn công Iran, do đó họ cần được thuyết phục để gây sức ép buộc Iran nối lại đàm phán với bộ ba Anh, Pháp và Đức.

Điều quan trọng lúc này đối với Mỹ là giảm thiểu mọi khả năng tấn công quân sự Iran và các nước bất ổn chính trị trong khu vực vốn đã đầy bất ổn này. Điều đó đòi hỏi không nên phản ứng gay gắt trước những phát biểu được cho là thiếu trách nhiệm, thiếu cẩn trọng của vị Tổng thống mới của Iran.

  • Trần Kiên (tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,