221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
751879
Chất xám Ấn Độ hồi hương
1
Article
null
Chất xám Ấn Độ hồi hương
,

Trong vài năm trở lại đây Ấn Độ đang tiếp nhận một làn sóng những chuyên gia công nghệ gốc Ấn hồi hương từ các nước Âu-Mỹ.

Khu biệt thự cao cấp ở Palm Meadows dành cho các chuyên gia, kĩ sư công nghệ hồi hương

Đứng giữa những bãi cỏ cắt tỉa gọn gàng bên ngoài toà biệt thự xinh xắn có 4 phòng ngủ, Ajay Kela, 48 tuổi, chủ tịch công ty Symphony Services có trụ sở tại Palo Alto, California vừa trở về Ấn Độ năm ngoái cùng vợ và hai con chợt suy nghĩ về khu phố của mình trong cộng đồng Palm Meadows.

Một trong những người hàng xóm của anh cũng vừa trở về Ấn Độ từ Cupertino, California (Mỹ) để quản lí một công ty công nghệ có vốn của hãng đầu tư mạo hiểm Kleiner, Perkins, Caufield & Byers.

Chênh chếch bên kia đường là nhà của một trong những người điều hành công ty Infosys Technologies cũng vừa hồi hương từ Fremont, California. Ngay cạnh đó là giám đốc điều hành cấp cao của chi nhánh Cisco Systems tại Ấn Độ, người cũng vừa trở về quê hương sau nhiều thập kỉ sinh sống và làm việc ở New York và Khu vực Vịnh.

Ở cùng khu với họ còn có một người vừa hồi hương từ Anh Quốc, hiện đang phụ trách kĩ thuật cho ngân hàng Đức.

Những người hàng xóm của anh Kela chỉ là một trong số rất nhiều ví dụ của sự chảy ngược chất xám đang làm lợi cho Ấn Độ.

Sự thay đổi tích cực

Cộng đồng dân cư Palm Meadows ở vùng ngoại ô Whitefield cũng như rất nhiều khu lân cận khác như Ozone và Lake Vista tập trung rất nhiều người Ấn Độ đã từng được đào tạo và làm việc tại các nước Âu - Mỹ vừa hồi hương bởi sức hút mãnh liệt của nền kinh tế đang vươn lên mạnh mẽ với ngành công nghiệp công nghệ ngày càng có giá trên trường quốc tế.

Theo ước tính của Nasscom, đại diện thương mại một nhóm các công ty Ấn Độ thì chỉ trong vòng 18 tháng qua 30.000 chuyên gia công nghệ gốc Ấn đã hồi hương .

Bình minh trên thung lũng "Silicon", Ấn Độ

Bangalore, Hyderabad và các vùng ngoại ô Delhi đang trở thành những cục nam châm hút dòng chảy chất xám kiều bào Ấn - nhóm người có thu nhập hàng đầu ở Mỹ. Các thành phố này, với môi trường làm việc đậm "chất phương Tây", lương thưởng hào phóng và cơ hội thăng tiến nhanh trong nghề nghiệp đã đem lại cho những người "trở về" các ưu đãi vẫn được coi là thế mạnh của các thành phố phát triển như Palo Alto và Boston.

Những người hồi hương còn thấy ở các thành phố nơi đây một sự thay đổi đáng kinh ngạc : bùng nổ về nhà ở. Chỉ trong vòng 12 tháng qua, nhà ở Palm Meadows đã tăng giá 3 lần và giá thuê thì đã cao hơn gấp 4 lần. 

Nandan Nilekani, giám đốc điều hành của Infosys Technologies nhận định : "Những người từng rời bỏ quê hương đang quay trở về bởi Ấn Độ đang trở nên vô cùng hấp dẫn. Dư luận ngày càng cho rằng chính Ấn Độ sẽ tạo nên những chuyển biến to lớn trong ngành công nghiệp công nghệ."

Infosys Technologies, hiện là công ty sử dụng lại nguồn lao động sẵn có lớn thứ hai tại Ấn Độ mới tuyển dụng được 25 chuyên gia, kĩ sư vừa trở về từ các trường hàng đầu của Mỹ cho 100 vị trí làm việc nội trú trong mùa hè năm nay.

Tuy nhiên, các chuyên gia Mỹ lo ngại rằng xu hướng mới có thể làm cạn kiệt các tài năng khoa học và cản trở nghiêm trọng tới quá trình cải cách của cường quốc này.

"Hoa Kì sẽ mất những nhân tài gốc Ấn muốn hồi hương,"  Brink Lindsey, phó chủ tịch phụ trách nghiên cứu Học viện Cato tại Washington khẳng định. Dẫu vậy, ông Lindsey tỏ ra tin tưởng rằng sự chuyển dịch này có thể tăng kim ngạch thương mại giữa hai quốc gia.

Sức hút của môi trường làm việc đậm "chất Phương Tây"

Một môi trường làm việc và những ưu đãi đậm "chất phương Tây" là điểm hút nhân công kĩ thuật cao Ấn Độ

Đối với rất nhiều người mới hồi hương, bên cạnh những lí do cá nhân như ước muốn nuôi dạy con cái trong cái nôi văn hoá Ấn Độ và cơ hội chăm sóc cha mẹ già cả tốt hơn, một môi trường làm việc mới đầy thử thách đang kéo những người dân xa xứ trở về .

Mặc dù phần lớn người Mỹ gốc Ấn hồi hương thuộc thế hệ thứ nhất nhưng con cháu của họ hiện sinh sống tại Mỹ cũng đang quay trở về. Lori Blackman, cố vấn tuyển dụng tại Dallas cho biết : "Tôi cảm nhận ở họ sự thôi thúc hồi hương để xây dựng Ấn Độ giàu mạnh hơn những gì mà người dân nơi đây từng mơ ước đạt được."

Trước dòng chảy ngược chất xám hôm nay, anh Kela không khỏi chạnh lòng nhớ lại : "Khi tôi rời bỏ Ấn Độ 25 năm trước, rất nhiều người đồng bào khác đã đến định cư ở Mỹ."

Cho đến tận 4, 5 năm trước đây, đối với những cá nhân tài năng gốc Ấn thì Mỹ vẫn luôn là miền đất hứa đối với nghề kĩ sư. Chính bản thân Kela cũng đã đạt được học vị tiến sĩ tại trường ĐH Rochester và ở lại Mỹ trong 2 thập kỉ để làm việc cho các công ty như General Electric và AutoDesk.

"Nhưng bây giờ tất cả họ đều muốn lên máy bay trở về nhà", anh Kela nói.

Một khi đã là thành viên chính thức tham gia tuyển dụng nhân sự ở thung lũng Silicon và đang trực tiếp góp phần kêu gọi chất xám Ấn Độ hồi hương, ông Kela không còn phải quảng bá thổi phồng cho đất nước mình nữa. Mỗi tháng ông nhận được đơn xin gia nhập công ty của khoảng 10 ứng cử viên đã có hàng chục năm kinh nghiệm ở các vị trí tương đương trong các công ty Mỹ.

Anuradha Parthasarathy, giám đốc điều hành của Global Executive Talent, công ty "săn đầu người" tại Menlo Park, California luôn được những người tìm việc tín nhiệm cho biết trong xu thế toàn cầu hoá, rất nhiều người Mỹ gốc Ấn trong ngành công nghệ kĩ thuật cao đã coi Ấn Độ như một nơi thăng tiến trong nghề nghiệp.

Trụ sở Infosys Technologies tại Ấn Độ

Nhiều công ty công nghệ đa quốc gia và Ấn Độ cũng như những doanh nghiệp mới thành lập đang háo hức thuê những người mới hồi hương có chuyên môn cao và kinh nghiệm quản lí ở Phương Tây.

Các công ty có trụ sở tại Mỹ như  ipValue tại Palo Alto chuyên cung cấp nguồn nhân lực trí thức cho các công ty công nghệ khổng lồ như Công ty truyền thông Anh quốc và tập đoàn Xerox đang tạo động lực cho xu thế này. Mới đây khi quyết định mở rộng hoạt động,  ipValue đã chọn mảnh đất Ấn Độ.

"Chúng tôi thực sự đang đánh cược vào việc những người gốc Ấn xa xứ sẽ trở về" Vincent Pluvinage, giám đốc điều hành ipValue nói.

Công ty đã thuê một người lãnh đạo Oracle về làm trưởng đại diện của mình ở Ấn Độ và hy vọng đến tháng 1/2006, 1/3 trong số 20 chi nhánh thành viên của mình ở đất nước này sẽ thu hút được những nhân tài tha hương trở về.

Thông điệp này không còn là một thử thách bởi Ấn Độ đã thay đổi rất nhiều. Nếu trước kia đi xem phim tại một phòng chiếu bừa bộn, bẩn thỉu là cái thú vào dịp cuối tuần thì ngày nay các rạp chiếu bóng đa chức năng, các khu giải trí chơi bowling và trung tâm mua sắm nhan nhản khắp nơi. Người ta còn có thể tìm thấy các quán cà phê và tiệm bánh pizza ở bất cứ góc phố nào. Những người Ấn Độ đã từng phải lựa chọn hoặc là sở hữu 2 chiếc ô tô đời mới hoặc một chiếc máy bay thậm chí bây giờ còn có thể sở hữu vô khối thứ kiểu này cùng một lúc.

Hơn thế nữa, khoảng cách về mức sống giữa các nước phương Tây và Ấn Độ cũng đang được thu hẹp nhanh chóng. Sự khác biệt về lương giữa các nhà lãnh đạo hàng đầu các công ty hai nước gần như là bằng không.

Khoảng cách về mức sống giữa các nước phương Tây và Ấn Độ đang thu hẹp nhanh chóng

Lương trả trọn gói hàng năm khoảng nửa triệu đô la khá phổ biến ở Bangalore. Đối với những người có lương thấp hơn thì chi phí sinh hoạt rẻ hơn ở Ấn Độ cũng bù đắp được khoản chênh lệch so với khi còn sống ở nước ngoài. Lương khởi điểm cho các kĩ sư ở Ấn Độ là 12.000 đô la trong khi ở thung lũng Silicon là 60.000 đô la.

Bài học kinh nghiệm thực tế

Tuy nhiên bài học mà Venki Sundaresan, 38 tuổi hồi hương cùng vợ và hai con gái sinh đôi sau 15 năm xa xứ, hiện là giám đốc công nghệ thông tin của Công ty sản xuất chất bán dẫn Cypress rút ra 1 năm trước đây là khởi nghiệp luôn có những thách thức riêng của nó.

Không chạy theo mốt, ông Sundaresan tỏ ra coi thường "việc hạ cánh an toàn" mà rất nhiều người hồi hương đang tìm kiếm bằng cách sống trong cộng đồng cửa ngõ. Thay vào đó, để có được những "trải nghiệm Ấn Độ thực sự", gia đình ông đã lựa chọn sống ở khu Indiranagar đông đúc. Ông cũng không gửi hai đứa con gái sinh đôi 5 tuổi đến học ở các trường quốc tế rất được những người đồng bào mới hồi hương ưa chuộng mà đăng kí cho chúng đến học ở các trường lân cận. Ông còn sở hữu một chiếc xe Maruti Baleno sản xuất tại Ấn Độ.

Ông cho biết : "Chúng tôi đã từng lái những chiếc xe Mercedes và  BMW tại Hoa Kì. Nhưng sẽ như thế nào nếu lượn quanh đường phố Bangalore đầy ổ gà trên một chiếc xe sang trọng?"

Trong khi đó, sống ở Palm Meadows, anh Kela và người hàng xóm Sanjay Swamy, 41 tuổi, hiện đứng đầu công ty công nghệ Ketera chẳng gặp mấy khó khăn trong việc thích nghi với môi trường sống mới. Ông Swamy đã mua và chuyển đến sống ở một biệt thự tại Palm Meadows cùng với vợ Tulsi -1 cố vấn tài chính và con trai Ashwin 8 tuổi.

Cộng đồng dân cư kiểu này đã giúp những người hồi hương tránh xa khỏi những con lộ chật hẹp đông đúc, vỉa hè không lát gạch và những khu lân cận xô bồ.

Anh Ajay Kela và hai con trước toà biệt thự của mình

Payal, đứa con gái 9 tuổi và Ankur đứa con trai 6 tuổi của Kela luôn thích đạp xe vào cuối tuần hoặc chơi bóng bầu dục ở khu vực trước nhà. Điều này khiến Kela rất hài lòng. Con gái của anh thậm chí còn đang học các điệu múa dân gian Ấn Độ như Kathak và Bharatanatyam. Anh cũng cho phép các con được tham gia một trò chơi ở lễ hội Halloween năm nay ở Ấn Độ.

Còn về phần mình tuy không còn được tự do lái xe đi bất cứ đâu hoặc đi bộ đường dài nhưng cuộc sống của anh nói chung là dễ chịu với 2 người giúp việc, một lái xe chính và một người phụ. Việc chi trả cho họ không phải là việc gì quá sức đối với Kela.

Trong khi đó, người hàng xóm Swamy đang mải mê với công việc xây dựng một môi trường làm việc theo kiểu thung lũng Silicon ở Bangalore với một số điều chỉnh phù hợp với tình hình địa phương. Khi ông biết rằng công ty thường xuyên nhận được những cuộc gọi từ các ông bố chồng, bố vợ tương lai của các nhân viên trong công ty nhằm xác minh tuổi, chức vụ và lương của họ, ông liền viết thêm một điều khoản vào bản hợp đồng nhân sự với đề mục như sau "Chính sách trị sự về việc không tiết lộ thông tin nhân viên cho các ông bố chồng/vợ tương lai."

Ông Swamy nói : "Tôi chắc chắn ủng hộ việc bảo đảm rằng bản hợp đồng tối mật không khiến các bạn (nhân viên công ty) mất cơ hội có được người bạn đời trong mộng. Tôi cũng không muốn các đối thủ cạnh tranh sử dụng nó như một mánh khoé để moi những thông tin nhạy cảm về chúng ta." 

  • Thanh Bình (Theo New York Times)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,