221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
750843
Ukraine "ăn cắp" khí đốt của Nga
1
Article
null
Ukraine 'ăn cắp' khí đốt của Nga
,

Cuộc khủng hoảng khí đốt giữa Nga và Ukraine đang rất căng thẳng và có dấu hiệu tiếp tục leo thang khi công ty năng lượng của Nga, Gazprom, đã cáo buộc Ukraine ăn cắp 100 triệu mét khối khí gas mà lẽ ra dành cho châu Âu.

Soạn: AM 667113 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Quan hệ giữa TT Nga Puptin (phải) và TT Ukraine Viktor Yushchenko không được suôn sẻ.

Theo phó chủ tịch công ty Gazprom, ông A. Medvedev, lượng khí gas bị "lấy trộm" trị giá 25 triệu USD này đã bị lấy bớt từ đường ống dẫn của Nga tới các nước châu Âu khi chạy qua Ukraine, và ông đề nghị mở một cuộc điều tra của các nhà kiểm toán độc lập.

"Tính đến ngày hôm qua 1/1/2006, Ukraine đã lấy của Nga hơn 100m3. Nếu kẻ ăn trộm cứ tiếp tục như vậy, chúng tôi sẽ thiệt hại vô cùng," ông Alexander Medvedev nói.

Lời buộc tội này được đưa ra chỉ 1 ngày sau khi Nga ngừng cung cấp khí gas cho nước láng giềng, sau khi Ukraine từ chối . Tuy nhiên, lượng gas chuyển sang châu Âu qua Ukraine vẫn được giữa nguyên.

Ukraine đã kịch liệt phản đối và phủ nhận tin này và muốn nhờ EU giải quyết giùm cuộc khủng hoảng năng lượng này giữa Nga và Ukraine.

Công ty nhà nước Gazprom của Nga hôm 1/1/2006 đã dừng cung cấp khí sau khi có tranh cãi với phía Ukraina về giá cả khi Nga nói không có lựa chọn nào khác khi Ukraine từ chối không chịu ký một hợp đồng mới với giá tăng từ 50 USD lên 230 USD/1.000m3, so với giá bán cho châu Âu là 240 USD. Tuy nhiên, tổng thống Ukraine Viktor Yushchenko gọi mức giá này là không hợp lý, và chỉ muốn trả mức giá 80 USD/1.000m3.

Tổng thống Ukraine Viktor Yushchenko mô tả cuộc tranh chấp năng lượng là cuộc chiến đấu vì độc lập của Ukraine. Ông Yushchenko nói Nga đang sử dụng vấn đề để gây sức ép kinh tế lên chính phủ ông, một chính phủ muốn gần gũi hơn với EU và NATO.

Pháp, Đức, Ý và Áo, đương kim chủ tịch EU, đã kêu gọi Nga và Ukraine tìm giải pháp bảo đảm nguồn cung cấp gas cho Tây và Trung Âu. Hoa Kỳ cũng đã bày tỏ lo ngại về quyết định ngưng cung cấp khí gas cho Ukraine của Nga. Bộ trưởng năng lượng Anh, Malcolm Wicks, tuyên bố châu Âu mong muốn vấn đề được giải quyết và nói rằng cuộc tranh khủng hoảng cho thấy châu Âu cần tránh dựa quá nhiều vào Nga trong vấn đề năng lượng.

Theo các nhà phân tích, nếu lượng khí gas của châu Âu từ Nga tiếp tục giảm, nó sẽ chỉ làm tăng sức ép buộc EU can thiệp vào cuộc khủng hoảng này. Các thành viên trong EU sẽ có cuộc họp khẩn cấp trong ngày 4/1 để bàn về vấn đề này.

Trước khi Gazprom tuyên bố sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraine chỉ vài giờ, tổng thống Putin đã đồng ý ổn định giá khí hiện nay cho Ukraine trong vòng 3 tháng, và yêu cầu Gazprom tiếp tục cung cấp khí đốt theo giá hiện thời vào quý đầu tiên của năm 2006 nếu Ukraine chấp nhận mức giá tăng lên kể từ quý II/2006. Tuy nhiên hai bên không đạt được thoả thuận nào và công ty của Nga đã đơn phương cắt nguồn khí đốt cho Ukraine.

Trước đó, Putin đã đề xuất cho Kiev vay 3,6 tỷ USD để mua khí đốt của Nga theo các điều khoản thương mại với sự đảm bảo của một ngân hàng quốc tế, của Mỹ hoặc châu Âu. Ukraine cũng từ chối đề nghị đó và tổng thống Ukraina Yushchenko kêu gọi Nga hoãn việc tăng giá đến tận ngày 10/1 để tiếp tục đàm phán, song Gazprom không đồng ý.

Cuộc khủng hoảng khí đốt này đã làm dấy lên các lo ngại rằng việc xuất khẩu khí đốt của Nga đến Tây Âu có thể sẽ bị ảnh hưởng, khi hầu hết khí đốt được chuyển đến Ukraine thông qua đường ống dẫn dầu, nhưng Nga khẳng định sẽ không có vấn đề gì.

Nga, một nước sản xuất khí đốt lớn trên thế giới, cung cấp 30% khối lượng gas sử dụng của Ukraine, 25% nhu cầu về khí gas của tây Âu. Hungary, Ba Lan và Áo đều đã than phiền về việc nguồn cung ứng bị gián đoạn. Một số nước trong EU nói có sự sụt giảm lượng khí gas họ nhận từ Nga. Hungary nói vào chiều qua lượng cung cấp đã giảm 25%. Ba Lan và Slovakia cũng nói họ nhận được ít khí gas hơn bình thường từ đường ốn dẫn chạy từ Nga sang châu Âu qua ngả Ukraine.

Gazprom, nhà cung cấp khí đốt độc quyền của Nga do nhà nước sở hữu, kiểm soát 1/3 nguồn dự trữ khí đốt của thế giới. Hiện Nga có trữ lượng dầu lớn thứ 10 trên thế giới nhưng có số khí đốt lớn nhất thế giới và Tây Âu đang ngày càng phụ thuộc vào nguồn khí của Nga. 

    Nguyên Hưng (Theo AP, Reuters, ABC News)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,