221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
746160
Ấn Độ - điểm hẹn mới của các nhân tài
1
Article
null
Ấn Độ - điểm hẹn mới của các nhân tài
,

"Trung Quốc là một cỗ máy lớn, nhưng Ấn Độ là nơi ta có thể cưỡi sóng tiến lên...", George Day - GS tại Trường kinh doanh Wharton, ĐH Pennsylvania đã nói vậy về Ấn Độ, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Không chỉ là nơi hấp dẫn lực lượng lao động chân tay, giờ đây Ấn Độ còn là điểm đến của những "nhân tài" nước Mỹ và là nguồn thu hút đầu tư mới từ các tập đoàn công nghệ khổng lồ như Microsoft và Intel.

Soạn: AM 663355 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bình minh trên thung lũng "Silicon", Ấn Độ.

Đến Ấn Độ để tích lũy kinh nghiệm quốc tế

Erik Simonsen nhận được tấm bằng Thạc sỹ quản trị kinh doanh tại ĐH New York. Lẽ ra Simonsen có thể kiếm được một công việc tốt ngay trên đất Mỹ, nhưng chàng trai 28 tuổi này đã đi nửa vòng trái đất để tìm nơi "thực hành". Và trong khi có vô vàn công ty tương tự mà anh có thể tìm thấy ở bờ phía Đông nước Mỹ hay tại Thung lũng Silicon, thì nơi anh chọn dừng chân là Copal Partners, một công ty công nghệ nhỏ gần thủ đô Ấn Độ.

"Tôi bị hút tới Ấn Độ bởi có quá nhiều điều đang xảy ra ở nơi này trong khi thị trường Mỹ đang đình trệ", Simonsen giải thích. "Đây là một cơ hội để tôi được chứng kiến lại làn sóng "dotcom" của thập niên 1990. Các công ty ở đây đang phát triển quá nhanh, tạo ra vô vàn cơ hội thử sức", anh nói.

Simonsen là một trong số nhiều sinh viên ngành khoa học, công nghệ, kinh doanh ở các trường ĐH cao đẳng danh tiếng của Mỹ tìm đường tới Ấn Độ - nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới để thu thập kinh nghiệm.

Tương tự như Simonsen, Tim Hentzel, 30 tuổi là Thạc sỹ quản trị Kinh doanh trường Kinh doanh Wharton tới Ấn Độ lần đầu tiên năm 2004 theo chương trình 3 tuần của trường. Nơi thu hút sự hấp dẫn của anh là công ty tư vấn và kinh doanh IT Infosys - một doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết trên sàn Nasdaq bởi lẽ nơi này có tới 106 sinh viên thực tập từ các nơi trên thế giới.

"Tôi cần kinh nghiệm quốc tế", Tim nói. Còn một lý do nữa khiến Tim thích Infosys đó là: các dự án thực hành mà thực tập sinh làm phù hợp với yêu cầu của người hướng dẫn và tạo cơ hội cho thực tập sinh dễ tiếp cận với những lãnh đạo cao cấp trong công ty. "Đây là quyết định sáng suốt nhất của tôi từ trước tới giờ", Tim bộc bạch.

"Trong 5 năm qua, vấn đề đi thực tập đã trở thành một vấn đề không thể thiếu và Ấn Độ là nơi thu hút các sinh viên vì lợi thế to lớn về ngôn ngữ của nó", George Day, một GS tại Trường kinh doanh Wharton, ĐH Pennsylvania nói. "Chúng tôi không chỉ gửi sinh viên sang Trung Quốc, bởi ở đó họ gặp khó khăn về ngôn ngữ. Trung Quốc là một cỗ máy lớn, nhưng Ấn Độ là nơi ta có thể cưỡi sóng tiến lên".

Hiện các trường ĐH ở Mỹ đang đáp ứng nhu cầu cho sinh viên tích luỹ kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt ở các thị trường châu Á. Mùa hè năm ngoái, Chủ tịch ĐH Yale Richard Levin đã dẫn đầu một nhóm gồm 12 thành viên thành lập các trung tâm liên doanh với vài trường ĐH ở Ấn Độ.

Cụ thể Ivy League sẽ cử 30 thực tập sinh sang Ấn Độ trong năm nay và khoảng 50 người năm tới. Hiện, hiệp hội các trường ĐH này đang có 30 dự án phối hợp trên một số lĩnh vực, từ y tế cộng đồng tới quản trị và lâm nghiệp. Năm nay, Viện Công nghệ Massachusetts đã gửi 28 Tiến sĩ sang Ấn Độ để nghiên cứu về lĩnh vực Khoa học và kinh tế dưới sự tài trợ của Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ.

"MIT đã cử các nghiên cứu sinh, sinh viên sang Ấn vì họ nhận thức được thế giới toàn cầu hoá hiện nay", điều phối viên chương trình Deepti Nijhawan nói. "Nhưng cũng phải thừa nhận rằng đó là một bước nhảy vọt về niềm tin".

Soạn: AM 654757 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Chủ tịch Microsoft Bill Gates phát biểu tại lễ khai trương một cơ sở mới tại Bangalore, Ấn Độ.

"Thánh địa mới" của các nhà đầu tư

Mới đây, bước nhảy ấy dường như được củng cố thêm khi chỉ trong vài ngày, hai tập đoàn công nghệ khổng lồ Mỹ là Microsoft và Intel đều công bố những khoản đầu tư "chưa từng có tiền lệ" vào việc xây dựng các cơ sở nghiên cứu và phát triển tại Ấn Độ. Hôm 7/12, Chủ tịch Microsoft Bill Gates tuyên bố ông sẽ dành 1,7 tỉ USD để đầu tư vào các hoạt động của công ty tại Ấn Độ trong vòng 4 năm. Khoảng 1/2 số này sẽ phục vụ trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Hyderabad- chi nhánh lớn nhất của Microsoft ngoài trụ sở chính ở Redmond, Washington.

"Ấn Độ đã nổi lên thành một "thánh địa mới" thu hút vốn đầu tư công nghệ cao", trích lời phát biểu của tỉ phú Bill Gates tại lễ khai trương một cơ sở Microsoft ở thủ phủ Bangalore. Vài ngày trước chuyến đi Ấn của Gates, nhà sản xuất chip hàng đầu tại Thung lũng Silicon - Chủ tịch Intel Craig Barrett tuyên bố rằng công ty ông sẽ đầu tư 1,1 tỉ USD vào Ấn Độ.

Trước đó, hồi tháng 10, tập đoàn Cisco System cũng tuyên bố sẽ đầu tư hơn 1 tỉ USD vào Ấn Độ trong vòng 3 năm. Đây được coi là khoản đầu tư lớn nhất từ một công ty không phải ở Mỹ.

Tất cả những khoản đầu tư kiểu này sẽ chủ yếu dành cho công tác phát minh, sáng chế thu hút các kỹ sư và nhà nghiên cứu tầm cỡ thế giới, mà không dành để thu hút những công nhân lao động cấp thấp vốn là "đặc thù" của Ấn Độ.

Sự hấp dẫn của văn hoá Ấn Độ

Không chỉ hấp dẫn những Thạc sĩ quản trị kinh doanh muốn tích luỹ kinh nghiệm chuyên môn, Ấn Độ còn là nơi thu hút những tài năng muốn tìm kiếm sự khác biệt trong văn hoá. Emily Hueske đang nghiên cứu biến đổi proteins trong chuột để làm luận án Tiến sĩ. Cô đã ở Trung Tâm Quốc gia về Sinh học tại Bangalore.

"Phòng thí nghiệm của chúng tôi tại MIT muốn tiến hành công việc mà phòng thí nghiệm tuyệt vời ở đây đang làm. Tôi muốn tới đây vì tôn giáo, vì thức ăn, văn hoá của Ấn Độ rất khác biệt", cô nói.

Hueske đánh giá cao việc gặp gỡ các gia đình Ấn Độ, và coi họ là những "con người thật" mà du khách thường không thể thấy. "Đó là khoảng thời gian làm việc cao độ nhất của tôi. Phòng thí nghiệm được xây dựng rất quy củ, khác với MIT vì nó coi trọng môi trường nhiều hơn".

Còn đối với các sinh viên công nghệ và kinh doanh người Mỹ gốc Ấn, sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ có thể vừa tạo cho họ lợi ích về chuyên môn, vừa đáp ứng lợi ích cá nhân. Samuel Varghese, 35 tuổi, Thạc sỹ kinh doanh ĐH Duke đã lập gia đình. Anh thường về lại Ấn Độ mỗi năm một lần để thăm gia đình. Khi phải chọn một nơi để thực tập, anh đã tới với Infosys vì cho rằng: "đây là một cơ hội tốt, công ty này phát triển rất mạnh". Nhưng cũng còn vì "được sống và làm việc thật sự khác với những lần về thăm nhà".

Soạn: AM 654763 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Một góc phố thương mại tại Bangalore -trung tâm công nghệ mới của châu Á.

Khi cơ hội vượt trội thách thức

Bên cạnh những lợi thế mà Ấn Độ có, vẫn tồn tại một số hạn chế gây không ít khó khăn cho những người tài. Navi Radjou tại Viện nghiên cứu Forrester cho rằng để thu hút thêm các tài năng người Mỹ gốc Ấn, Ấn Độ cần phải nâng cấp cơ sở hạ tầng đã xuống cấp. "Nếu muốn xây dựng các cơ sở sản xuất chip, bạn cần có mạng lưới điện tốt, đường xá tốt để vận chuyển chip. Và nếu muốn các nhân tài Ấn Độ quay về, họ cần trường học, nhà cửa tốt".

Ngay cả những quản lý trẻ tuổi dũng cảm như Simonsen cũng phải mất một thời gian để thích nghi với điều kiện sống "kém thoải mái" ở nơi này. Lúc mới chuyển đến, Simonsen ngạc nhiên khi thấy cơ sở của mình tại Gurgaon, gần New Delhi lại có quán bar, trung tâm thương mại và các toà nhà tầm cỡ quốc tế nằm xen lẫn những cánh đồng trống đầy chó và lợn hoang. Bụi khói là điều làm nhiều người khó chịu, thậm chí phát ốm. "Tôi đã phải linh hoạt, đó là sự thay đổi lớn trong cách sống. Tôi đã không được tận hưởng sự thoải mái như khi ở nhà", Simonsen tâm sự.

Song theo Simonsen, nếu so với cơ hội mà nền kinh tế Ấn Độ tạo ra cho họ, những thách thức ấy không thấm vào đâu. Simonsen bắt đầu công việc với tư cách là thực tập sinh tại Copal Partners. Sau 1 tháng, anh được đề bạt làm Phó Giám đốc cao cấp phụ trách triển khai hoạt động IT, tuyển mộ và quản lý. Simonsen đã rất hồi hộp khi nhận nhiệm vụ này. "Tôi chưa bao giờ đảm đương trách nhiệm như thế tại một công ty Mỹ - nhân lực của Copal đã tăng 300% trong vòng 6 tháng. Khi ở Mỹ, anh sẽ vấp phải nhiều nghi kỵ, nhưng khi đến đây, mọi sự hoàn toàn khác".

  • Đức Minh - (Tổng hợp) 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,