221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
746106
Công kích Phương Tây, Tổng thống Iran được hay mất?
1
Article
null
Công kích Phương Tây, Tổng thống Iran được hay mất?
,

Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad thời gian gần đây liên tục phát đi những thông điệp chống Israel và Phương Tây. Tuần trước, ông thậm chí còn gọi nạn thảm sát người Do Thái là ‘chuyện hoang đường’. Nhưng vì sao vậy? Tờ Spiegel uy tín của Đức đã gặp nhà Iran học Ali Ansari để tìm câu trả lời.

Ông Ahmadinejad diễn thuyết ở thành phố Zahezan thứ tư tuần trước

 

Một lần nữa, cộng đồng quốc tế phản ứng rất mau chóng và nhất quán. "Gây sốc và hoàn toàn không thể chấp nhận được”, tân Ngoại trưởng Đức Franz-Walter Steinmeier nói.

"Ơn Chúa, Israel đã có trong tay phương tiện để chấm dứt chế độ cực đoan ở Iran", Raanan Gissin, phát ngôn viên Thủ tướng Israel Ariel Sharon, nói. Hàng chục nhà lãnh đạo khác cũng lên tiếng phản bác và lên án bình luận của ông Ahmadinejad. Tổng thư ký LHQ cũng lên án. EU thậm chí còn doạ cấm vận Iran.

 

Không thể chê trách cộng đồng quốc tế. Một lần nữa, vấn đề nằm ở chính bình luận của Mahmoud Ahmadinejad. Cách đây hai tuần, Ahmadinejad nói Israel nên được ‘chuyển ra khỏi Trung Đông’ – nhắc lại phát biểu tương tự do chính ông đưa ra một tuần trước đó, phát biểu đã khiến không chỉ lãnh đạo các nước mà còn LHQ rất bất bình. Nhưng chuyện chưa dừng lại ở đó. Tuần trước, ông này còn đi xa hơn khi nói nạn thảm sát người Do Thái dưới thời Đức Quốc xã (Holocaust) là một ‘điều hoang đường’.

 

Diễn thuyết trước hàng ngàn cử tri ở thành phố Zahedan miền nam Iran, ông Ahmadinejad gọi Holocaust là 'chuyện hoang đường' do người châu Âu ‘thêu dệt’ nên nhằm thành lập một nhà nước Do Thái ngay giữa lòng thế giới Hồi giáo. Ông nói người châu Âu đã phạm tội ác với người Do Thái thì họ nên cùng với Mỹ và Canada nên cắt một phần đất đai của chính mình mà trao cho người Do Thái thành lập nhà nước.

 

Kiên quyết bảo vệ chính sách hạt nhân

Cho dù Tel Aviv mới đây nhắc lại rằng họ không hề có ý định tấn công Iran nhưng Ahmadinejad vẫn đinh ninh Israel đang có kế hoạch tấn công cụ thể nhằm vào các cơ sở bị nghi là sản xuất bom nguyên tử của Iran theo cách họ từng san phẳng một lò phản ứng của Iraq trong cuộc không kích chớp nhoáng năm 1981.

 

Hồi tháng 10 trước đó, Ahmadinejad này còn nói trắng rằng Israel nên được ‘xoá khỏi bản đồ thế giới’. Còn mới đây nhất, hôm nay vị tổng thống này lại ra sắc lệnh cấm tất cả các đài tiếng nói và truyền hình Iran phát nhạc Phương Tây — một quyết định bị coi là ‘quái gở’ khiến người ta nhớ lại thời Giáo chủ Ruhollah Khomeini, khi âm nhạc đại chúng bị coi là ‘phản Hồi giáo’ và làm ‘ngu dân’.

 

Những quan điểm này thường làm nức lòng những nhân vật cứng rắn trong nước nhưng lại chọc tức các nước. Vậy thì Ahmadinejad 'được' hay 'mất' nhiều hơn với những quan điểm gieo rắc hận thù đó? Để trả lời câu hỏi này, Spigel đã có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Ali Ansari, một chuyên gia về Iran thuộc Đại học St. Andrews danh tiếng của Scotland.

 

Thưa Tiến sĩ Ansari, đây là lần thứ 3 Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad nói về việc xoá sổ hoặc di dời Israel. Liệu ông ấy có nghiêm túc hay không?

 

Tôi cho là ông ấy nghiêm túc. Tôi cho rằng ông ấy cũng nghĩ mình nghiêm túc. Nhưng kẻ thù của ông ấy, thậm chí ngay trong lòng Iran, hẳn là đang mừng thầm. Tôi nghĩ Ahmadinejad muốn đảo ngược xu thế tiến bộ của Iran.

 

Những bình luận của ông ấy về Israel và Holocaust (nạn thảm sát người Do Thái - ND) là nhằm vào ai, thưa ông?

 

Nó sẽ giúp ông ấy kiếm ‘điểm’ tại nhiều khu vực cử tri ở Iran. Cần nhớ rằng có khoảng 5 triệu người ở Iran đồng quan điểm đó, những người muốn nghe ông ấy nói ra điều đó. Tuy vậy, ngay trong số những người tin ông ấy - ở đây tôi muốn nói những người bảo thủ - thì vẫn có ít nhiều phản đối.

 

Phản đối vì lý do gì? Có phải vì phản ứng quốc tế?

 

Tôi cho rằng hầu hết người Iran đã quen với ông ấy, bởi ông ấy luôn nói ra những điều tương tự. Nhưng họ có thể sẽ ít nhiều bối rối trước phản ứng quốc tế. Người Iran rất giàu tính tự trọng và cầu thị. Và người ta sẽ cảm thấy mình đang bối rối – ngay cả khi họ đồng tình với quan điểm của vị tổng thống – thì điều này vẫn có tác động nhất định.

Hãy nhớ rằng ban đầu ông ấy đã thành công khi nói Israel là một vấn đề. Khi bạn nói 'Israel là một vấn đề' thì sẽ có rất nhiều người Trung Đông đồng ý với bạn. Nhưng ông ấy đã đi quá xa trong việc khai thác đề tài chưa ngã ngũ đó. Cộng đồng người Do Thái ở Iran là không đáng kể, và việc phủ nhận Holocaust là nhằm dập tắt ý định hợp tác với họ về chính trị của bất kỳ ai. Việc phủ nhận Holocaust với tư cách cá nhân là một chuyện, nhưng với tư cách lãnh đạo một nước lại là một chuyện khác.

 

Cộng đồng quốc tế chỉ chăm chú lắng nghe Ahmadinejad khi ông ấy nói về Israel. Vậy dư luận ở Iran về ông ấy là thế nào?

 

Phát biểu tại trụ sở LHQ hồi giữa năm

Tôi nghĩ khi ông ấy thực sự đi quá ranh giới khiến dư luận trong nước lo lắng là khi ông ấy nói đã có một làn khói màu xanh bốc lên từ… đầu ông trong khi khi ông phát biểu tại LHQ.

 

Nhưng thật không may là bài phát biểu này đã được ghi hình, thậm chí phát hành DVD, và người ta không thấy làn khói nào cả. Khi về nước, Ahmadinejad còn nói với một giáo chủ rằng mọi người có mặt ở Đại Hội đồng LHQ – mà phần lớn là nguyên thủ các nước – đã tận mắt thấy làn khói đó. Nhiều người Iran đã nghe nói về chuyện này, và nó khiến cho ông ấy có vẻ mê tín quá mức.

 

Những bình luận của ông ấy, xét theo góc độ nào đó, có phải là một chiến thuật giúp Iran phát triển vũ khí hạt nhân?

 

Điều đó là rất khó, nhưng nó cũng có tác dụng nhất định.

 

Bằng cách nào?

 

Sau những phát biểu đó, Israel và các nước khác sẽ lo ngại không biết chuyện gì xảy ra nếu Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Do đó, cái giá cho việc ‘dỗ dành’ Iran trong vấn đề hạt nhân sẽ cao hơn. Nhưng 'mất' xem ra nhiều hơn 'được'. Một quan chức Iran nói với tôi rằng cho dù đã ‘chi bạc tỉ để tuyên truyền chống chúng tôi’ thì Israel và LHQ chỉ đạt được rất ít kết quả. Theo cách đó thì rõ ràng ông Ahmadinejad là một món quà. Người Israel do đó có thể đắc chí mừng thầm.

 

  • Đông Hải (Theo Der Spiegel)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,