221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
744028
Iraq: chính phủ nào xuất hiện sau cuộc bầu cử?
1
Article
null
Iraq: chính phủ nào xuất hiện sau cuộc bầu cử?
,

Suốt 3 năm qua, người dân Iraq đã phải hứng chịu chiến tranh, tình trạng vô chính phủ, sự chiến đóng của Mỹ dù có tới hai chính phủ lâm thời. Tuy nhiên, ngày mai họ sẽ đi bỏ phiếu lần đầu tiên bầu ra một quốc hội nhiệm kỳ 4 năm kể từ khi Saddam Hussein sụp đổ.

Soạn: AM 649741 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Kiểm tra an ninh trước khi bỏ phiếu.

Tuy nhiên, liệu chính phủ mới ra đời từ kết quả tổng tuyển cử có năng lực hơn các chính phủ tiền nhiệm để có thể chấm dứt phong trào nổi dậy kéo dài 2 năm qua trong khi vẫn xử lý được ''bãi mìn'' xung đột về sắc tộc và giáo phái?

Chỉ còn một ngày nữa, dù không có bất kỳ cuộc thăm dò đáng tin cậy nào, nhưng không ít người tin rằng Liên minh Iraq thống nhất (UIA), một tổ chức chính trị quy tụ các đảng Hồi giáo thuộc cộng đồng người Shi’ite chiếm đa số sẽ chắc chắn ‘’soán ngôi’’, giành khoảng 40% số ghế trong Quốc hội.

 

Người Iraq ở nước ngoài đi bầu cử sớm
Hôm 13/12, người Iraq ở nước ngoài bắt đầu đi bỏ phiếu sớm trước 2 ngày để bầu ra 275 đại biểu Quốc hội đầu tiên có nhiệm kỳ 4 năm.
 

Trong cuộc bầu cử trước vào tháng 1, Liên minh này đã giành 48% số phiếu. Tuy nhiên, một số đảng thất thế từng tẩy chay kết quả bỏ phiếu hồi tháng 1 - chủ yếu của người Ảrập Sunni - giờ sẽ quay lại bỏ phiếu với số đông, đe dọa cướp phần của người Shi’ite.

Trong khi đó, người Kurd, chiếm khoảng 20% trong tổng số 27 triệu người Iraq, dự kiến cũng sẽ đi bỏ phiếu đáng kể và có thể giành được 25% tổng số phiếu.

Và, kết quả bầu cử có thể tạo ra một chính phủ liên minh dù cũng phải mất vài tuần để giàn xếp. ''Chúng ta mong chờ một liên minh đa nguyên hơn cái chúng ta đã chứng kiến truớc đây'', Toby Dodge, một chuyên gia về Iraq tại Trường Queen Mary thuộc ĐH London, cho biết.

Nếu một chính phủ liên minh như vậy trở thành hiện thực, nó chắc chắn mang lại nhiều hứa hẹn nhưng với điều kiện phải biết thoả hiệp. Trong năm qua, Liên minh Iraq thống nhất đã ''thống trị'' chính phủ cùng với ''đối tác'' người Kurd. Trong các cuộc thương thuyết về bản dự thảo hiến pháp, người Shi'ite và người Kurd đã giữ vai trò quyết định, gạt bỏ sự phản đối của người Ảrập dòng Sunni về một số điều khoản chủ chốt.

Rõ ràng, các biện pháp cứng rắn của liên minh Kurd và Shi'ite khiến người Sunni tức giận. Kết quả, trong suốt năm qua bạo lực Iraq không ngừng leo thang, đe doạ đẩy Iraq vào một cuộc nội chiến.

Để tránh cho Iraq rơi vào chiến tranh một lần nữa, Chính phủ liên minh cần thoả hiệp. Saleh al-Mutlak, một người theo chủ nghĩa dân tộc người Sunni, từng nhận xét: ''Nếu bạn nhìn vào tương lai của Iraq, để trở thành một đất nước không có chính phủ hay một đất nước với chính phủ hiện nay, tôi nghĩ bạn cần phải thoả hiệp''.

''Nếu họ (Liên minh Iraq thống nhất) giành thắng lợi trong cuộc bầu cử này...sau đó họ sẽ đưa đất nước vào cuộc nội chiến. Để tránh điều đó, quan trọng là họ phải biết nhượng bộ''.

Tất nhiên, tìm kiếm được một sự thoả hiệp trong bối cảnh hiện nay không phải là điều dễ dàng. Dù ông Allawi có sẵn sàng lập liên minh với UIA, thì Hội đồng cách mạng Hồi giáo tối cao - một thành viên của UIA cũng không ''ưa'' gì vị cựu thủ tướng này. Và đây là một câu hỏi lớn. Nhưng nếu UIA thực sự mong muốn hạn chế tình trạng chia rẽ giáo phái ở Iraq, họ cần phải liên minh với Allawi.

Ngay cả khi có quyết tâm thoả hiệp, thì hàng loạt khó khăn lớn vẫn còn đó. Làm sao để thương lượng với lực lượng nổi dậy? Làm sao để thay đổi hiến pháp? Làm sao để quân đội nước ngoài rút khỏi Iraq? Tất cả đang chờ ''đè nặng'' lên vai của một chính phủ mới.

  • Trần Kiên (tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,