221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
743906
Người Iraq ở nước ngoài đi bầu cử sớm
1
Article
null
Người Iraq ở nước ngoài đi bầu cử sớm
,

Hôm 13/12 người Iraq ở nước ngoài đã bắt đầu đi bỏ phiếu sớm tại hơn 500 phòng phiếu ở 15 nước trên thế giới, từ các nước láng giềng Jordani, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, cho đến các nước ở xa như Hoa Kỳ và Australia.

Soạn: AM 649515 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bầu cử Quốc hội Iraq sẽ chính thức diễn ra vào ngày 15/12 với an ninh được thắt chặt. (AP)

Theo Ủy ban bầu cử Iraq, khoảng 1,5 triệu người đang sinh sống tại 15 nước, trong đó có 12 nước ở Trung Đông, và 8 phòng phiếu ở Mỹ, 3 ở Anh, là hai nước có nhiều người Iraq sống lưu vong dưới thời chính quyền Saddam Hussein, đã đi bỏ phiếu bầu Quốc hội đầu tiên trong ngày hôm nay.

Tuy nhiên, theo một nhà phân tích, người Iraq ở nước ngoài tỏ ra thờ ơ và không quan tâm lắm tới việc bầu cử này. Người ta nghĩ rằng kết quả rồi cũng giống như lần trước nên lá phiếu của họ không tạo nên sự thay đổi gì lớn.

Trong khi đó, cử tri Iraq trong nước sẽ đi bầu các đại biểu Quội hội đầu tiên sau chính quyền của vị cựu tổng thống Saddam Hussein vào ngày 15/12 tới với an ninh được tăng cường và thắt chặt kể từ ngày hôm nay. Chính quyền Iraq tuyên bố sẽ đóng cửa biên giới với tất cả các nước láng giềng, tăng thời gian giới nghiêm, các sân bay được đóng cửa và việc đi lại giữa các tỉnh, thành trong cả nước sẽ bị cấm hôm bầu cử tới như là một phần trong các biện pháp thắt chặt an ninh để bảo đảm an toàn cho ngày bầu cử trong bối cảnh trước đó liên tiếp xảy ra các vụ đánh bom đẫm máu làm hàng trăm người Iraq thiệt mạng.

Các cử tri người Iraq sẽ bỏ phiếu để bầu ra 275 đại biểu Quốc hội có nhiệm kỳ trong 4 năm. Cuộc bầu cử lần này, theo các nhà quan sát, có thể sẽ thành công với những nỗ lực của đảng phái chính trị ở Iraq vì trước đó, hôm 15/10, Iraq cũng đã tổ chức thành công một cuộc trưng cầu dân ý về bản Hiến pháp của nước này.

Cuộc bầu cử Quốc hội Iraq là một dấu ấn chính trị quan trọng sau khi chính quyền Saddam Hussein bị lật đổ, kết quả của cuộc bầu cử sẽ quyết định liệu Iraq sẽ đoàn kết hay tiếp tục bị chia rẽ và ly khai. Quốc hội mớí này sẽ có nhiệm vụ bầu ra tổng thống Iraq và phê chuẩn nội các cùng với cương lĩnh chính trị. Nước Mỹ tỏ ra thực sự quan tâm tới cuộc bầu cử này.

Tổng thống Bush nói cuộc bầu cử tại Iraq thứ Năm tuần này sẽ đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử Trung Đông, dẹp tan các cuộc nổi dậy và vì Iraq đã trải qua nhiều thay đổi, nhất là khi nước này gần như chưa bao giờ được nếm qua dân chủ. Tuy nhiên, ông Bush cũng nhìn nhận những trở ngại đang có và những thách thức đang chờ đón phía trước khi khoảng 30.000 người Iraq đã thiệt mạng trong cuộc chiến Iraq, một cái giá đắt cho nền dân chủ.

Anh và Mỹ, hai quốc gia đứng đầu liên quân trong cuộc chiến Iraq, cũng dự định rút bớt quân về nước từ tháng 3/2006. Mỹ hiện có hơn 160.000 binh lính tại Iraq còn Anh khoảng là 8.000.

    Nguyên Hưng (Theo BBC, AP, Reuters)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,