Tờ Nhật báo Trung Quốc cho hay, hai nhân vật bị bắt giữ là Giám đốc mỏ Ma Jinguang và bí thư đảng bộ địa phương Chen Zhiqiang. Họ bị bắt vì tội bỏ bê trách nhiệm sau vụ mỏ than Dongfeng tại Hắc Long Giang khiến 164 người thiệt mạng.
Đến hôm nay, những người còn mắc kẹt tại mỏ Dongfeng không còn hy vọng sống sót. |
Mới 10 ngày trước khi xảy ra thảm họa trên, ông Ma được tuyên dương là quan chức tiêu biểu trong công tác quản lý mỏ.
Trước khi bị bắt, Cơ quan giám sát an toàn lao động Trung Quốc đã khiển trách Ban quản lý mỏ Dongfeng không hành động theo các chỉ dẫn cảnh báo nên đã dẫn tới vụ việc đau lòng này.
Theo các nguồn tin, cảnh sát và nhóm nhà điều tra tịch thu các tài liệu liên quan từ các văn phòng của mỏ Dongfeng.
Đến nay, khoảng 72 trong số các thợ mỏ mắc kẹt dưới lòng đất sau tai nạn trên đã được cứu sống. 38 người đang được cấp cứu trong bệnh viện.
Các thảm họa hầm mỏ gần đây ở TQ |
Tháng 9/2000: Nổ mỏ Muchonggou, tỉnh Guizhou - 162 người chết |
Tháng 11/2004: Nổ mỏ Chenjiashan, tỉnh Shaanxi - 166 người chết |
Tháng 2/2005: Nổ mỏ Sunjiawan, tỉnh Liaoning - 210 người chết |
Tháng 11/2005: Nổ mỏ Dongfeng, tỉnh Hắc Long Giang - 164 người chết |
Đây được coi là một trong những vụ tai nạn lao động chết người nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc từ trước đến nay và vụ nổ hầm mỏ này là thảm kịch mới nhất giáng xuống tỉnh Hắc Long Giang, vốn đang gánh chịu nạn ô nhiễm hoá chất gây ra cuộc khủng hoảng nước sạch ở thành phố thủ phủ Cáp Nhĩ Tân.
An toàn hầm mỏ ở Trung Quốc được xếp vào hàng tồi tệ nhất thế giới.
Theo các nhà chức trách nước này, khoảng 6.000 thợ mỏ đã phải bỏ mạng năm ngoái song các tổ chức phi chính phủ thì cho rằng con số thực tế còn cao hơn nhiều. Riêng trong năm nay đã có tới 3.000 tử nạn.
Theo Nhật báo Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh đang thắt chặt công tác quản lý mỏ và đã cho đóng cửa 9.000 mỏ hoạt động bất hợp pháp kể từ tháng 9 vừa qua.
-
Thanh Hảo (Theo BBC, Reuters)