221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
735615
Sự thật về chương trình nhà tù bí mật của CIA
1
Article
null
Sự thật về chương trình nhà tù bí mật của CIA
,

Các cuộc tranh luận về tính pháp lý cũng như đạo đức của hệ thống nhà tù bí mật được thành lập sau sự kiện 11/9 đang ngày một nóng bỏng. Báo chí đã vào cuộc và vén màn sự thật về hệ thống này.

Soạn: AM 628334 gửi đến 996 để nhận ảnh này
 

"Những khu vực đen"

Cục tình báo Trung ương Mỹ đã giấu và thẩm vấn nhiều thành viên quan trọng của mạng lưới khủng bố al-Qaeda tại một nhà tù bí mật ở Đông Âu.

Nhà tù này là một phần của hệ thống nhà tù bí mật được CIA thành lập từ gần 4 năm qua tại 8 quốc gia trên thế giới gồm: Thái Lan, Afghanistan và một số nền dân chủ tại Đông Âu, trong đó tính cả nhà tù ngoài vịnh Guantanamo của Cuba.

Mạng lưới nhà tù bí mật nói trên là nhân tố trọng tâm trong cuộc chiến chống khủng bố trái thông lệ của CIA. Hệ thống này phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác với các cơ quan tình báo nước ngoài và đặc biệt phụ thuộc vào khả năng giữ bí mật những thông tin cơ bản về hệ thống trước công chúng, các quan chức nước ngoài và đặc biệt gần như tất cả các thành viên Quốc hội có trách nhiệm giám sát các hoạt động bí mật của CIA.

Sự tồn tại và vị trí các nhà tù bí mật nói trên được đề cập với cái tên ‘’Những khu vực đen’’ trong các tài liệu mật của Nhà Trắng, CIA, Bộ Tư Pháp và Quốc hội, đặc biệt chỉ được một số ít các quan chức Mỹ và thường là Tổng thống hoặc một vài quan chức tình báo hàng đầu của các nước đặt nhà tù bí mật biết đến.

Viện dẫn những mối quan tâm về an ninh quốc gia và giá trị của chương trình, CIA và Nhà Trắng đã ngăn cản Quốc hội yêu cầu Cục tình báo Trung ương phải trả lời trong một cuộc điều trần mở về điều kiện giam giữ đối với các tù nhân.

Thực sự thì cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ thông tin nào được tiết lộ về: những ai bị giam giữ, các biện pháp thẩm vấn hoặc các quyết định giam giữ được đưa ra như thế nào và giam trong thời gian bao lâu?

Trong khi Bộ Quốc phòng Mỹ phải công bố nhiều bản báo cáo trước công chúng và điều trần về các quy định và hình thức giam giữ sau vụ scandal ngược đãi tù nhân tại các nhà tù Abu Ghraib ở Iraq và ngoài Vịnh Guantanamo, CIA vẫn không thừa nhận sự tồn tại của các ‘’khu vực đen’’ nói trên.

Theo các quan chức gần gũi với chương trình, làm vậy sẽ đẩy Chính phủ Mỹ ra trước những thách thức về mặt pháp lý, đặc biệt tại các tòa án nước ngoài, đồng thời làm gia tăng nguy cơ bị lên án cả ở trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, hàng loạt vụ binh sĩ Mỹ ngược đãi tù nhân ở các nhà tù hoạt động theo luật và đặt dưới sự giám sát công khai bị lật tẩy tại Iraq và Afghanistan đã khiến các nghị sĩ, chính phủ nước ngoài và các tổ chức bảo vệ nhân quyền càng có cơ sở quan ngại về hệ thống nhà tù bí mật nói trên của CIA.

Sự lo lắng của họ lên đỉnh điểm hồi tháng trước khi Phó Tổng thống Mỹ Cheney và Giám đốc CIA Porter J. Goss lên tiếng yêu cầu Quốc hội miễn trừ truy tố đối với các nhân viên của CIA trước quy định từng được tới 90 thượng nghị sĩ phê chuẩn về việc cấm ngược đãi đối với bất kỳ tù nhân nào trong nhà tù của Mỹ.

Mặc dù CIA sẽ không công khai chi tiết về hệ thống nhà tù bí mật của mình, các quan chức tình báo lên tiếng bảo vệ CIA và lập luận, để bảo vệ thành công đất nước cần trao quyền cho CIA giam giữ và thẩm vấn nghi phạm khủng bố trong một thời gian cần thiết và không phải chịu bất kỳ quy định nào của hệ thống luật pháp Mỹ và ngay cả của các toà án quân sự đối với các tù binh bị giam tại Vịnh Guantanamo.

Kế hoạch xây dựng hệ thống nhà tù được ''thai nghén'' ngay trong những tháng đầu tiên sau vụ khủng bố kinh hoàng 11/9/2001 khi có giới chức Mỹ quan ngại có nhiều khả năng sẽ có đợt tấn công khủng bố thứ hai.

Phát ngôn viên Chính phủ Thái Lan, ông Surapong Suebwonglee khẳng định, thông tin trên hoàn toàn sai lệch, không có nhà tù bí mật nào ở Thái Lan dành cho việc giam giữ các nghi phạm al Qaeda. Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi không bao giờ cho phép có việc giam giữ bất kỳ nghi phạm al Qaeda nào trên lãnh thổ ", ông nói.

Kể từ đó, kế hoạch hệ thống nhà tù bí mật được thảo luận ''cấp tập'' trong CIA, chủ yếu về tính hợp pháp, đạo đức và tính thực tiễn của việc giam giữ những kẻ khủng bố ngoan cố tại các địa điểm hẻo lánh, bí mật, có lẽ là suốt đời.

Hai năm trước, các quan chức cao cấp ''ôn hoà'' của CIA từng cho rằng, hệ thống này không ổn định và có thể ''gây chệch hướng'' nhiệm vụ làm tình báo duy nhất của mình.

''Chúng tôi không bao giờ ngồi xuống, theo tôi biết, và đi đến thống nhất về một chiến lược lớn. Mọi thứ rất phản động. Đó là cách bạn tự đưa mình vào tình huống bắt người và đưa họ xuống ''âm ty'' và chẳng thèm nói gì. Có phải sau này chúng tôi làm điều đó với họ?'', một cựu quan chức tình báo cấp cao thân cận với chương trình cho biết.

Hệ thống nhà tù bí mật hoạt động như thế nào?

Theo một số quan chức tình báo và chính phủ, việc giam giữ tù nhân tại các nhà tù bí mật là bất hợp pháp ở Mỹ và đó là lý do tại sao CIA thực hiện điều đó ở nước ngoài. Các chuyên gia luật và quan chức tình báo cho rằng, việc giam giữ nói trên của CIA cũng được coi là bất hợp pháp căn cứ vào luật của một số nước có nhà tù bí mật của CIA, nơi người bị giam giữ có quyền có luật sự hoặc tự bào chữa.

Các nước nơi CIA đặt nhà tù bí mật đều đã ký Công ước LHQ chống tra tấn, đối xử dã man, vô nhân đạo, hèn hạ hoặc trừng phạt. Mỹ cũng đã ký. Tuy nhiên, nhân viên thẩm vấn của CIA tại các ''khu vực đen'' nói trên được phép dùng ''các phương pháp thẩm vấn tiên tiến'', trong đó có một số biện pháp vi phạm Công ước LHQ và luật pháp Mỹ.

Một số tù nhân bị CIA bắt giữ và chuyển cho các cơ quan tình báo nước ngoài đã khai khi được thả tự do rằng, họ bị tra tấn dù không rõ nhân viên CIA có đóng vai trò gì hay không.

Trong vòng 2 năm qua, nghị viện các nước Canada, Italia, Pháp, Thuỵ Điển và Hà Lan đã mở nhiều cuộc điều tra về cáo buộc CIA bí mật bắt giữ công dân nước mình hoặc những cư dân hợp pháp rồi chuyển họ tới các nhà tù bí mật của CIA.

Theo các cựu quan chức Mỹ và các nguồn tin nước ngoài, hơn 100 nghi phạm khủng bố đã bị đưa tới giam giữ tại hệ thống nhà tù bí mật của CIA. Con số này không bao gồm các tù nhân bị bắt tại Iraq.

Các nguồn trên cho biết, tù nhân bị chia ra làm 2 loại. Khoảng 30 người bị liệt vào dạng nghi phạm khủng bố chính và bị giam giữ tuyệt mật tại các ''khu vực đen'' của CIA, trong đó có cả ở Đông Âu và các nơi khác.

Loại hai có khoảng hơn 70 tù nhân bị liệt vào dạng kém quan trọng hơn, ít trực tiếp tham gia vào các hoạt động khủng bố và ít có giá trị thông tin tình báo. Tất cả số này, một số từng bị đưa tới các ''khu vực đen'', đã bị giao cho các cơ quan tình báo tại Ai Cập, Jordan, Morocco, Afghanistan và một số nước khác. Các khu vực đen loại một trực tiếp do nhân viên CIA điều hành, trong khi các nhà tù bí mật ở những nước thuộc hệ thống này do nước đó quản lý và được CIA cấp tài chính, đôi khi là ''hướng dẫn''.

Theo các cựu quan chức và quan chức hiện nay của CIA, các quan chức chính phủ và tình báo nước ngoài, khoảng 30 tù nhân al Qaeda hàng đầu bị cô lập hoàn toàn khỏi thế giới bên ngoài. Bị giam giữ trong các xà lim tối om, dưới lòng đất, họ không có quyền pháp lý, không ai ngoài CIA được phép nói chuyện, thậm chí là nhìn hoặc xác định sức khoẻ của các tù nhân trên.

Hầu hết các nhà tù đều được xây dựng và duy trì bằng ngân sách ''thích đáng được Quốc hội phê chuẩn'', tuy nhiên Nhà Trắng không cho phép CIA thông báo ngắn gọn cho bất kỳ ai ngoài Chủ tịch và Phó chủ tịch Uỷ ban tình báo Thượng viện và Hạ viện về tổng quan chương trình.

  • Trần Kiên (theo Washington Post)

Kỳ 2: Nguồn gốc của các nhà tù bí mật

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,