221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
721242
Bạo lực nam Thái Lan: Lửa được đổ thêm dầu
1
Article
null
Bạo lực nam Thái Lan: Lửa được đổ thêm dầu
,

Theo Thủ tướng Thaksin Shinawatra, những lời chỉ trích của Tổ chức Đại hội Hồi giáo (OIC) về cách ông xử lý tình hình bạo loạn chết người ở phía nam Thái Lan càng khiến cho bạo lực ở đây thêm trầm trọng.

Soạn: AM 592220 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Các vụ đánh bom thường xuyên xảy ra ở nam Thái Lan.

Phía nam, nơi có hầu hết người Hồi giáo sinh sống đang là điểm nóng về an ninh tại Thái Lan, một nước mà phần lớn người dân theo đạo Phật. Kể từ khi phong trào nổi dậy tại 3 tỉnh Yala, Pattani và Narathiwat bùng phát vào đầu năm 2004, gần nghìn người đã chết trong các vụ đánh bom và xung đột.

Phát biểu trong một buổi họp báo, Thủ tướng Thaksin tuyên bố: ''Thật không tế nhị chút nào. OIC là một tổ chức của các quốc gia Hồi giáo và có tư cách quan sát viên. Tại sao OIC không góp ý với chúng tôi thay vì đưa ra các báo cáo như vậy. OIC đã can thiệp vào công việc nội bộ của Thái Lan và làm cho tình hình trở nên xấu hơn''.

OIC từng tuyên bố, người Hồi giáo ở nam Thái Lan ''có quyền lợi hợp pháp'' và được phép dùng các biện pháp an ninh riêng để ngăn chặn bạo lực.

Bộ Ngoại giao Thái Lan hồi giữa tuần này cũng chỉ trích công bố mới của Tổng thư ký OIC là Ekmeleddin Ihsanoglu vì tiếp tục làm ''tỏ ra sai lầm trong nhận thức'' về tình hình bạo lực ở nam Thái Lan.

Lãnh đạo OIC nói, tổ chức này đặc biệt lo ngại về bạo lực dai dẳng chống người Hồi giáo và dân thường vô tội ở nam Thái Lan. ''Một vài ngôi làng bị vây hãm và nhiều gia đình phải di trú. Bạo lực tiếp diễn cản trở những nỗ lực của cộng đồng Hồi giáo, các tổ chức nhân quyền và chính phủ Thái đi tới một giải pháp hoà bình cho yêu cầu hợp pháp của công dân Thái là người Hồi giáo ở phía nam''.

Thái Lan ngừng tiếp xúc với Malaysia

Vấn đề người Hồi giáo cũng là nguyên nhân dẫn tới bất hoà mới trong quan hệ hai nước láng giềng Thái Lan-Malaysia.

Ngoại trưởng Thái Kantathi Suphamongkhon, mới nhậm chức tháng 3/2005, cho biết, sẽ ngừng các cuộc tiếp xúc với người đồng nhiệm Syed Hamid Albar do ''sử dụng những từ ngữ không phù hợp''. Bất đồng xảy ra vào đúng thời điểm vụ 131 người Hồi giáo ở Thái Lan chạy sang Malaysia.

Phát biểu trước các phóng viên, ông Kantathi nói: ''Chúng tôi luôn giữ vững quan hệ và hiểu rõ về nhau, song khi trả lời phỏng vấn ông Albar lại bày tỏ một quan điểm khác. Chúng tôi muốn họ thể hiện sự ngay thật và tới lúc đó mới nối lại tiếp xúc''.

Theo Ngoại trưởng Kantathi, Thái Lan vẫn duy trì tiếp xúc với Malaysia nhưng đang chờ nước láng giềng tỏ các dấu hiệu tích cực qua kênh ngoại giao.

Được biết, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia đã dùng một số từ không thích hợp khi bảo vệ quyền lợi được chỉ trích Thái Lan của nước này.

  • Hoài Linh (Theo AFP, AP, Reuters)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,