221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
713104
Kỳ 2: Cuộc chiến ngầm chống quan tham
1
Article
null
Báo chí Trung Quốc
Kỳ 2: Cuộc chiến ngầm chống quan tham
,

Dù Phương Tây không ngớt lời ca thán về tình trạng tham nhũng công ở TQ, nhưng trên thực tế, nước này đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong việc sạch hoá bộ máy chính quyền, từ trung ương đến địa phương. Trong cuộc chiến không khoan nhượng đó, có một phần đóng góp không nhỏ của báo chí.

Ông Vương Hoài Trung

Kỳ 1: Báo chí Trung Quốc và cuộc chiến chống quan tham

Trong cuộc chiến khó khăn của báo chí chống lại nạn quan tham, có nhiều câu chuyện đáng kể ra để học tập. Sau đây là một câu chuyện bắt đầu cách đây đã gần một thập kỷ nhưng không vì thế mà nó mất đi tính thời sự.

Một mình chống lại... quan tham

Ở tỉnh An Huy thuộc miền Đông TQ, hầu hết mọi người đều biết đến vụ án tham nhũng của phó Tỉnh trưởng Vương Hoài Trung. Tháng 9/2003, ông này bị kết án tử hình vì nhận hối lộ 623.000 USD từ tháng 9/1994 đến tháng 3/2001 và không thể lý giải nguồn gốc số tài sản trị giá 578.000 USD.

Nghe qua có vẻ như việc bắt giữ là rất dễ dàng. Nhưng trên thực tế, con đường đưa ông Vương ra vành móng ngựa là một con đường dài và chông gai. Và cho dù vụ án là nổi tiếng, ít người biết rằng nó gắn liền với cái tên: Lý Vĩnh Trung. Mãi đến cuối năm 2003, một câu chuyện chưa kể mới xuất hiện trên một trang blog tiếng Anh. Tác giả "private_eye1504" không nêu tên thật song lại đưa ra rất nhiều bằng chứng thuyết phục cho những gì được kể ra. Phần lớn chi tiết sau đó được chính Lý Vĩnh Trung xác nhận, cũng trên diễn đàn này.

17 hành vi tham nhũng
(Gerald E.Caiden
- Học giả người Mỹ)

1. Bội tín, biến chất, giao dịch quốc tế phi pháp, buôn lậu.
2.Ăn cắp vặt, thói tắt mắt, tư nhân hoá tài sản công.
3. Lạm tiêu (phân bổ không trung thực), giả mạo để tham ô, biển thủ, sử dụng công quỹ sai mục đích
4. Lạm quyền, hăm doạ, tra tấn, sự miễn giảm.
5. Bóp méo công lý, hành vi hình sự, chứng cứ giả, trái pháp luật, mưu hại.
6. Không thực hiện nghĩa vụ, thoái thác trách nhiệm, ăn bám.
7. Hối lộ, đút lót, tống tiền, thu bất hợp pháp, lại quả.
8. Sử dụng sai trái thông tin, tin tức nội bộ, làm giả tư liệu.
9. Bán chức, tài sản công, bán quyền công trái thẩm quyền.
10. Mánh khoé trong các quy định mua bán, cung ứng, hợp đồng tín dụng.
11. Trốn tránh thuế, đầu cơ trục lợi quá đáng.
12. Môi giới thiên vị, xung đột lợi ích.
13. Nhận quà không đúng đắn.
14. Liên kết với các tổ chức tội phạm, các phi vụ đen.
15. Che dấu cho những người thân hữu
16.Theo dõi phi pháp, lạm dụng truyền thông, thư tín.
17. Lạm dụng dấu.

Theo lời kể, đầu tháng 9 năm 1995, Lý Vĩnh Trung, 35 tuổi, phóng viên tờ Nam phương Tuần báo (Nanfang Zhoumou) - tuần báo lớn nhất Trung Quốc, đã nhận được một cú điện thoại từ một người bạn thân của anh. Bạn anh cho biết vừa nhận được một nguồn tin tố cáo ông phó tỉnh trưởng từng nhiều lần nhận hối lộ với số tiền lên đến hàng chục triệu nhân dân tệ.

Nhưng anh bạn Lý cũng cho biết, vì những lý do "tế nhị", sở công an kinh tế An Huy chưa nhận được lệnh điều tra. Vụ việc rơi vào im lặng...

Tháng 5/1996, Lý lại tiếp tục nhận được một thông tin cho biết, ông Vương từng nhận tiền từ một công ty xây dựng có trụ sở tại Thượng Hải trước cuộc bỏ thầu dự án xây dựng một cao ốc cho thuê ở thành phố Hợp Phồn - thủ phủ tỉnh An Huy.

Lần này thì Lý Vĩnh Trung, người tốt nghiệp chuyên ngành luật và từng lấy vụ Watergate làm đề tài luận văn tốt nghiệp, đã nổi "máu" thám tử tư. Anh tìm cách móc nối với người ở tỉnh uỷ. Lý đã bỏ tiền túi lôi kéo một nhân viên văn thư và một nhân viên tạp vụ ở đó để thu thập chứng cứ song không thành.

Lý sau này tiết lộ anh đã xin sếp cấp kinh phí cho bài điều tra nhưng anh không những không nhận được một đồng nào mà còn bị cảnh báo "sẽ bị treo bút" nếu còn nuôi "tham vọng" đó. Lý do mà ông tổng biên tập (hiện đã về hưu) đưa ra là "vấn đề nhạy cảm, ảnh hưởng đến uy tín của đảng" (ông Vương là đảng viên). Ông này còn nói thêm, nếu Lý có viết thì bài anh cũng không được đăng.

Cực chẳng đã, Lý đã thuê hẳn một hacker có hạng từ Hàng Châu tấn công vào hệ thống máy tính của tỉnh uỷ và hộp mail cá nhân của ông Vương. Nhưng kết quả không như mong muốn. Anh cũng tìm một số e-mail mập mờ không rõ nội dung nhưng chưa đủ rõ ràng để đưa ông Vương ra toà. Anh đã gửi những bức thư này cho toà án nhân dân An Huy song không thấy hồi âm.

Cho đến giữa năm 1996, chưa có dấu hiệu nào cho thấy lực lượng công an hay thanh tra bắt tay vào điều tra vụ việc. Anh bạn của Lý cho biết vẫn còn rất nhiều cản trở để tiến hành điều tra. Anh này không nêu nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, anh này cũng gửi cho Lý một số giấy tờ đáng ngờ liên quan đến nhiều công trình lớn trong tỉnh.

Tháng 10/1996, lại có tin cho hay ông Vương tiếp tục nhận một khoản hối lộ lên đến 500.000 USD, từ một công ty xây dựng có tiếng trên địa bàn An Huy.

Lý tìm cách đưa thông tin này, cùng với những vụ trước, lên Internet, kèm theo một số chứng cứ mà anh đã thu thập được. Anh duy trì việc này suốt nhiều tháng sau đó. Không được đưa lên mặt báo, anh bèn đưa thông tin lên các forum, các trang blog...

Báo chí đóng vai trò ngày càng lớn trong chống quan tham ở TQ

Việc này xem ra đã phát huy hiệu quả. Vào những ngày đó, dù chưa bị khởi tố, nhưng cái tên Vương Hoài Trung thường xuyên xuất hiện trong các cuộc chuyện trò ở An Huy.

Thông điệp từ địa ngục

Nhưng ngày sau đó là địa ngục đối với Lý Vĩnh Trung. Anh không thể hiểu nổi tại sao danh tính của anh lại bị phát hiện. Thoạt tiên anh nhận được một e-mail trong đó người viết đe doạ đang thu thập chứng cứ để kiện anh ra toà với tội "vu khống".

Một số vụ tham nhũng cấp bộ và tỉnh điển hình

1. Thiên Phong Kỳ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao tỉnh Liêu Ninh, nhận hối lộ 317.000 USD trong khoảng 1997-1998 và nhận 95.000 USD từ 1999-2001. Án chung thân.

2. Khôi Phúc Cung, Phó Tỉnh trưởng Hồ Bắc, nhận hối lộ 1,17 triệu USD trong thời gian từ 1997-2000. Tử hình.

3. Lý Gia Thịnh, Tỉnh trưởng Vân Nam, nhận hối lộ 2,2 triệu USD trong 1994-2000. Xử ở Toà Tối cao Bắc Kinh. Tử hình.

4. Vụ mới nhất: Cựu giám đốc Ngân hàng Trung Quốc chi nhánh Hồng Kồng Lưu Tân Bảo nhận hối lộ hơn 7,7 triệu NDT. Án tử hình.

Lúc này, Lý vẫn tự tin và tiếp tục post lên mạng những lập luận cho những bằng chứng chưa rõ ràng. Nhưng gần như ngay lập tức, anh nhận được một loạt cú điện thoại đầy hăm doạ rằng anh sẽ "sớm chầu trời" nếu còn tiếp tục "thói ngứa mồm thọc gậy bánh xe".

Suốt nhiều tuần sau đó, Lý liên tục nhận được những thông điệp từ địa ngục. Những mẩu giấy viết bằng mực đỏ, những ký hiệu đáng sợ trên kính xe, những tin nhắn chết chóc...

Giọng nói mà anh nghe qua điện thoại cũng doạ sẽ cho vợ và đứa con trai anh "về với đất mẹ". Và không chỉ có doạ, Lý còn bị săn đuổi thực sự.

Có lần, ngay gần nhà, anh toan bước vào xe thì bị một toán côn đồ không hiểu từ đâu lao tới dí lưỡi dao sắc lạnh vào cổ và đòi anh "trả nợ nóng" cho ông X, bà Y nào đó mà anh chưa từng nghe tên. Và rồi trong phút chốc, toán thanh niên biến mất mà không để lại lời xin lỗi nào cho việc nhầm lẫn trên.

Rồi có lần đứa con 10 tuổi của anh nhận được những bưu phẩm ghi tên người thân nhưng ở trong là một... quả lựa đạn. Dù nó rỗng ruột nhưng nó cũng khiến cả nhà anh mất ăn mất ngủ suốt nhiều ngày liền.

Anh đã nhờ người bạn công an của mình ra tay. Nhưng bạn anh cũng quá bận rộn và không thể làm gì hơn là khuyên bạn mình "tránh voi chả xấu mặt nào...".

Trước tình thế đó, cộng với áp lực từ phía vợ con, Lý đã phải đẩy 2 bài cải chính thông tin kèm theo xin lỗi. Và thời gian sau đó trở nên dễ thở hơn đối với anh. Tuy nhiên, Lý cảm giác có một cái gì thực sự sụp đổ trong anh. Anh cảm giác mình không chỉ đơn độc. Anh tự cho mình là kẻ đáng khinh hơn bất kỳ ai trên đời.

Thật may cho anh, tháng 12/2000, sau khi xuất hiện một số báo cáo cho rằng chính quyền An Huy đã cho xây quá nhiều công trình lãng phí, đoàn thanh tra nhà nước đã trực tiếp xuống tỉnh này làm việc. Bốn tháng sau, tháng 4/2001, lệnh bắt Vương Hoài Trung được ký. Các thanh tra viên trung ương đã tìm thấy những chứng cứ rõ ràng về việc "ăn bẩn" của Vương. Nhưng quá trình trước truy tố là một quá trình không hề dễ dàng.

Vương đã ngoan cố chối hầu hết các tội mà các công tố viên đưa ra. Cùng lúc Vương đã chi gần 500.000 USD để đút lót các điều tra viên để làm lệch hướng điều tra.

Nhưng rồi mọi chuyện cũng được giải quyết. Tháng 9/2003, Vương bị kết án tử hình sau khi bị khai trừ khỏi đảng.

***

Bởi sự cám dỗ của lợi ích riêng là vô tận, nên cuộc chiến chống tham nhũng, nhất là tham nhũng công, là một cuộc chiến không hồi kết. Cuộc đấu tranh của nhà báo Lý Vĩnh Trung xứng đáng được tán thưởng và suy ngẫm. Nhưng cuộc chiến với quan tham không chỉ có thế. Các kỳ sau, chúng tôi xin tập trung vào những hình thức đấu tranh khác cũng như những quan điểm mới của một số học giả trong chống tham nhũng.

  • Lam Sơn

Kỳ 3: Những cuộc chiến khác

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,