221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
712706
Con đường quyền lực của Condi Rice
1
Article
null
Con đường quyền lực của Condi Rice
,

Rice đã leo đến đỉnh cao sự nghiệp chính trị mà một phụ nữ có thể đạt được trong lịch sử Hoa Kỳ, và là nữ chính khách người Mỹ gốc Phi có thế lực nhất. Hệ quả là nhiều người ủng hộ bà đang xem xét khả năng trong tương lai, bà có thể là ứng cử viên phó tổng thống hoặc tổng thống.

Câu chuyện về nàng Cinderella thời hiện đại có thể có nhiều khởi đầu khác nhau song nó đều kết thúc tương tự, giống như một quy luật. Cinderella giành được trái tim của một người đàn ông đẹp trai, người sẵn sàng hy sinh bản thân và dâng hiến cả thế giới cho người phụ nữ của đời mình. Ngoại trưởng Mỹ, người phụ nữ quyền lực nhất thế giới như bình chọn của tạp chí Forbes-Condoleezza Rice, không phải là ngoại lệ của quy tắc này.

Condoleezza Rice có tất cả những gì một người phụ nữ muốn có trong cuộc đời, ngoại trừ một người đàn ông.

Chuyện cổ tích kiểu Mỹ

Đây là câu chuyện điển hình về một giấc mơ đã trở thành hiện thực, có thể chỉ xảy ra ở Mỹ. Một cô gái xuất thân từ Alabama đã dùng trí thông minh, tính kiên quyết và kỷ luật để đạt được thành công lớn trong sự nghiệp chính trị.

Soạn: AM 567063 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Condolezza Rice được tạp chí Forbes xếp hạng người phụ nữ quyền lực nhất thế giới.

Condoleezza Rice sinh ngày 14/11/1954 tại Birmingham, tiểu bang Alabama, là người con duy nhất của mục sư John Wesley Rice, Jr. và Angelena Rice. Cha của bà là mục sư tại nhà thờ Trưởng lão và mẹ là giáo viên âm nhạc. Tên Condoleezza có nguồn gốc từ thuật ngữ âm nhạc "con dolcezza" (tiếng Ý), nghĩa là "(tấu nhạc) một cách ngọt ngào". Condoleezza Rice biết chơi đàn piano từ lúc 3 tuổi. Năm 4 tuổi, Condi Rice gia nhập ban đồng ca nhà thờ và trở thành bé gái đọc thông viết thạo khi mới 5 tuổi.

Theo lời kể, Condi Rice thường dậy từ lúc 4h30 sáng, tập thể dục và chơi nhạc. Trong thời kỳ thơ ấu, Rice có cuộc sống khá quy phạm, luôn biết trước sẽ làm việc gì trong ngày mai, tháng tới và thậm chí là cả năm tiếp theo.

Trong những năm đầu đời, Condoleezza Rice không dính dáng tới chính trị. Cha mẹ của bà nhắm mắt trước vấn đề kỳ thị chủng tộc ở Mỹ và hầu như không đề cập tới chuyện này. Birmingham ở phía Nam Alabama là nơi nạn kỳ thị chủng tộc được đánh giá là gay gắt nhất trên đất Mỹ. Các hành vi bạo lực nhằm vào người da đen đã trở thành chuyện thường ngày.

Vào thời điểm đó, người Mỹ gốc Phi không có quyền bầu cử song bố của Rice luôn nói với con gái rằng con có thể trở thành Tổng thống Mỹ nếu học tập và làm việc chăm chỉ. Rice đi theo chỉ dạy này và luôn cố gắng hết sức mình.

Các nhà viết tiểu sử đương thời của nữ ngoại trưởng Mỹ cho biết, gia đình Rice là một gia đình đặc biệt không chỉ ở riêng ở Alabama mà còn trên toàn nước Mỹ. Ông nội của Rice đã để hầu hết số tiền tích trữ cho con cái đi học và ngay từ thời thơ ấu, Rice đã nhận thức được rằng kiến thức là điều quan trọng nhất mà con người có thể nắm giữ trong cuộc sống.

Condoleezza Rice tốt nghiệp trung học năm 15 tuổi và trở thành sinh viên trường đại học Denver. Ban đầu, cô gái trẻ này là sinh viên khoa âm nhạc, song kế hoạch của cô đã thay đổi một năm sau đó. Condi chuyển sang khoa chính trị và quyết tâm dành thời nghiên cứu về một quốc gia đặc biệt - Liên bang Xô viết, vốn được đề cập trong danh sách lựa chọn của sinh viên.

Các đối thủ của Rice cho biết, cô đã sử dụng kiến thức về Liên bang Xô viết như một tấm ván nhún để thúc đẩy sự nghiệp chính trị tương lai. Ngay từ năm 16 tuổi, Rice đã nhận thức được rằng Nga có vai trò quan trọng đối với Mỹ. Condoleezza Rice tin rằng, nếu một ai đó muốn trở thành chuyên gia về lĩnh vực quan hệ Xô-Mỹ, anh/cô ta phải biết tiến tới những cái ngưỡng mà người khác không bao giờ có thể bước tới. Giấc mơ của cô đã thành hiện thực.

Năm 1974, ở tuổi 19, Rice nhận bằng cử nhân chuyên ngành khoa học chính trị tại Đại học Denver. Rice nhận học vị thạc sĩ năm 1975 tại Đại học Notre Dame. Năm 26 tuổi, Rice tiếp tục bình luận về mối quan hệ giữa Liên Xô và Czechoslovakia, thậm chí còn viết cả một cuốn sách dựa trên những tư liệu này. Cuốn sách đã lọt vào mắt các quan chức Nhà Trắng. Họ còn chú ý tới một cuốn sách do Condi viết về vị Tổng thống đầu tiên của liên bang Xô viết Mikhail Gorbachev.

Soạn: AM 567059 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Condoleezza Rice được đánh giá là người cầm lái chính sách ngoại giao Mỹ từ thời còn là cố vấn an ninh quốc gia.

Rice là tác giả và đồng tác giả của một số tác phẩm, trong đó có: Nước Đức thống nhất và Âu châu thay đổi (1995), Kỷ nguyên Gorbachev (1986), và Sự trung thành không chắc chắn: Liên bang Xô viết và quân đội Tiệp Khắc (1984).

Có 2 điều khiến các quan chức Mỹ phải giật mình khi để mắt tới Condeleezza Rice: thứ nhất, là một phụ nữ da đen, trở thành thành viên của đảng Cộng hoà với hầu hết là người da trắng. Thứ 2, Rice nói tiếng Nga rất tốt trong khi các chuyên gia về Xô viết khác của Mỹ chỉ nói được hai từ thông dụng nhất của tiếng Nga là spasibo và pozhaluista (cảm ơn và làm ơn). Theo lời kể của nhiều người Condoleezza Rice thường bắt đầu ngày mới bằng việc đọc các vấn đề nóng hổi trên tờ Pravda, báo Nga. 

Khi Bush cha giới thiệu Rice với nhà lãnh đạo Nga Gorbachev trong chuyến thăm chính thức Washington của ông này vào 1989, George Bush (Bush cha) đã thật thà thú nhận, tất cả những gì ông biết về nước Nga đều học hỏi từ Condoleezza Rice.

Giống như phần đông công dân Mỹ cũng như người dân của các quốc gia khác, Condoleezza Rice đối xử với Mikhail Gorbachev với sự kính trọng. Tuy nhiên, bà lại hướng sự chú ý của chính quyền Mỹ vào nhân vật huỷ diệt đảng cộng sản ở Nga - Boris Yeltsin. Ông Yeltsin không phải là hình mẫu một anh hùng của đất nước trong mắt bà Rice, song ông này là nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên mà bà gặp trong bước khởi đầu sự nghiệp chính trị. Kể từ sau thời điểm này, Condoleezza Rice là người thường xuyên xuất hiện giữa những người đàn ông có thế lực nhất trên trái đất này.

Khi các nhà báo Mỹ đề nghị Condoleezza Rice liệt kê danh sách tất cả các Tổng thống, Thủ tướng, Quốc vương, lãnh tụ Hồi giáo, công chúa đã từng gặp, bà đã lảng tránh bằng một câu hỏi và nói không muốn nổi tiếng chỉ vì kết bạn với những nhân vật quyền lực. Có một điều đáng chú ý là, không một ai biết hay nghe thấy thông tin nào về một tình bạn giữa Condoleezza Rice và một phụ nữ. Tuy nhiên, có một chuyện mà ai cũng nắm chắc: đó là tên người bạn trai của Rice - George W.Bush.

Thủ tướng Israel Ariel Sharon từng có lần nói, ông không thể tiếp tục thương thuyết về các điều khoản xung đột ở Trung Đông khi bà Rice có mặt. Người đứng đầu chính quyền Tel Aviv nói, ông cảm thấy bối rối khi nhìn thấy đôi chân thon mảnh của nữ ngoại trưởng Mỹ.

Quyền lực bí ẩn

Soạn: AM 567051 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bush và Rice hội ý trong hội nghị LHQ.

Sự tác động của Condoleezza Rice đối với Tổng thống Bush hiện vẫn là một bí mật mà nhiều người Mỹ muốn khám phá. Thoạt đầu, ai cũng có thể thấy một phụ nữ da đen xuất thân từ một gia đình không giàu có với một người đàn ông da trắng có khối tài sản đồ sộ chẳng có điểm nào chung. Trong khi Rice dành nhiều thời gian để học tập, Bush lại say sưa ở các quán bar. Condoleezza Rice nói được 5 thứ tiếng trong khi những bài phát biểu của ông Bush lại giúp ông giành vị trí quán quân hài hước trên chính trường Mỹ.

Hiện, ai cũng biết, đương kim Tổng thống Mỹ gặp Condoleezza Rice theo chỉ dẫn của người cha-cũng có thời gian làm Tổng thống Mỹ. Bush cha tin rằng con trai mình sẽ là người đàn ông có ảnh hưởng nhất trên thế giới và ông đã thuyết phục Rice đồng ý với quan điểm này. Mục tiêu của Rice là biến George Bush trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực chính trị quốc tế. Đây thực sự là một việc làm khó khăn cho dù Bush con đã tốt nghiệp trường Yale và Havard.

Có nhiều nguồn tin cho biết, Rice đã liệt kê danh sách tên của một loạt nhà lãnh đạo thế giới để ông Bush đọc hàng đêm trước khi đi ngủ. Và, công sức đã được đền đáp, George W. Bush đắc cử chức Tổng thống Mỹ. Ông tự hào tuyên bố trước cả nước rằng Condoleezza Rice là người duy nhất có thể giải đáp cho ông một cách rõ ràng mọi vấn đề chính trị quốc tế.

Condoleezza Rice thường dành cả kỳ nghỉ với gia đình Bush tại trại David. Họ cùng xem bóng đá, chơi gôn, chạy bộ và nấu món gà. Bush không bao giờ gọi tên Rice đầy đủ cả họ và tên. Ngược lại, Rice chẳng cần nghĩ tới lần thứ 2 khi gọi điện cho Tổng thống Mỹ Bush vào giữa đêm để thảo luận các vấn đề quan trọng của đất nước.

Có tất cả, trừ một người đàn ông

Condoleezza Rice có tất cả những gì một người phụ nữ muốn có trong cuộc đời, ngoại trừ một người đàn ông.

Vẫn độc thân - một vấn đề có thể là lớn nhất đối với Rice vào lúc này. Người phụ nữ quyền lực nhất thế giới chưa một lần kết hôn - điều này có thể là một chuyện khiến phần đông dân Mỹ cảm thấy rất vô lý. Theo họ, gia đình là một trong những dấu hiệu cơ bản của một xã hội vững chắc.

Năm nay, Condoleezza  Rice 51 tuổi nhưng dường như bà không có một cuộc sống riêng. Ngay cả những phóng viên tò mò nhất cũng chỉ tìm thấy một ''bạn trai'' trong tiểu sử của bà Rice: một mói quan hệ ngắn ngủi từ năm 1970. Rice đã yêu một cầu thủ bóng đá khi còn là sinh viên trường đại học Denver.

Sự lựa chọn của Rice đi theo ước mơ từ thủa nhỏ: cô bé Rice 8 tuổi nói chỉ đồng ý kết hôn với cầu thủ bóng đá.

Condoleezza Rice là một ứng cử viên hoàn hảo để tham gia thế giới khép kín của những người đàn ông. Bà đã vận dụng một cách thành công các cơ hội và trở thành thành viên chính thức của câu lạc bộ này.

Rice xứng đáng là một trong những nhà lý luận của Mỹ trong cuộc chiến Iraq, mối quan hệ căng thẳng với Iran, CHDCND Triều Tiên và Libya. Một hoạ sĩ chuyên vẽ tranh biếm hoạ của Mỹ từng thốt lên rằng, Condoleezza Rice cần ngã vào vòng tay một ai đó biết cách đối xử với thế giới một cách ôn hoà. Ngay sau câu nói này, toàn bộ các hãng truyền thông Mỹ từ chối đăng tác phẩm của hoạ sĩ này.

Condoleezza Rice là một người phụ nữ thực sự dù trên thực tế có nhiều người gọi bà là ''tên đàn ông mặc váy''. Trợ lý của Rice nói, bà luôn muốn hoàn hảo 100%.

Nữ ngoại trưởng Mỹ thích các bộ trang phục đắt tiền của Armani và Oscar de la Renta. Ngoài ra, còn có hẳn một truyền thuyết về bộ sưu tập giầy đầy ấn tượng của bà. Tất cả người dân Mỹ đều biết Condoleezza Rice dùng son môi của Yves Saint Laurent giống như thích giày cao gót và âm nhạc của Led Zeppelin.

Bà Rice từng xuất hiện trên tạp chí thời trang Vogue trong chiến dịch tranh cử của ông Bush và trả lời những câu hỏi của độc giả từ Glamour. Phát ngôn viên Nhà Trắng nói, đó là cách để thu hút phiếu bầu của các quý bà, song có một điều hiển nhiên là bà Rice có lý do riêng khi làm người mẫu cho tờ Vogue. Ở tuổi 50, Condoleezza Rice vẫn có thể tự hào về tấm thân mảnh dẻ và làn da không nếp nhăn của mình.

Nhiều nhà quan sát đã nói bà Rice có cơ hội tuyệt vời làm cả thế giới ngạc nhiên vào năm 2008 và trở thành Tổng thống nữ đầu tiên của nước Mỹ.

Điều ít người biết về Condoleezza Rice

- Trong vài lần được phỏng vấn, Rice nói rằng ước nguyện của bà là được làm uỷ viên Liên đoàn bóng bầu dục quốc gia.

- Rice thích đi mua sắm, "Vào một ngày Chủ nhật, bạn đừng ngạc nhiên nếu bắt gặp tôi đang ở tại một trong các trung tâm mua sắm ở Washington, D.C".

- Condoleezza Rice dùng son môi của Yves Saint Laurent.

- Rice có thể ngủ bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, ngay cả khi đang ngồi trên trực thăng bay ngang qua dải Gaza.

- Rice đang sống độc thân nhưng đã có lần nhắc đến tổng thống Bush như là "chồng" của bà trong một dạ tiệc tại Washington, D.C., trước khi vội vàng cải chính.

- Không một ai biết hay nghe thấy thông tin nào về một tình bạn giữa Condoleezza Rice và một phụ nữ. Tuy nhiên, có một chuyện mà ai cũng nắm chắc: đó là tên người bạn trai thân nhất của Rice - George W.Bush - đương kim Tổng thống Mỹ.

- Rice đã đệm đàn piano cho danh cầm cello Yo Yo Ma trong bài Sonata cung Re thứ viết cho đàn violon tại Constitution Hall vào tháng 4 năm 2002. Rice bắt đầu chơi đàn khi mới lên ba.

- Rice cao 168 cm.

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,