221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
707121
"Lại quả" - thế tiến thoái lưỡng nan của doanh nghiệp Mỹ
1
Article
null
'Lại quả' - thế tiến thoái lưỡng nan của doanh nghiệp Mỹ
,

Đối với những tập đoàn đa quốc gia bị "ế hàng", Trung Quốc giống như một cục nam châm hút vốn đầu tư, một thị trường tiềm năng khổng lồ để họ tăng doanh số bán. Song sức cám dỗ từ lợi nhuận cùng với nạn tham nhũng đang lan tràn ở nơi này vừa thu hút lại vừa đẩy những công ty nước ngoài vào cuộc "đối đầu" với Luật chống tham nhũng nước ngoài của Mỹ.

>>>Trung Quốc có nên tiếp tục tử hình quan tham?

Soạn: AM 549290 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Trung Quốc là một thị trường tiêu thụ khổng lồ luôn thu hút các tập đoàn kinh doanh Mỹ.

Ma lực của lợi nhuận...

Nhiều giám đốc công ty Mỹ phàn nàn họ bị đặt trong thế "tiến thoái lưỡng nan", tức là họ có thể giải thích để các cổ đông ở Phố Wall và công ty mẹ hiểu vấn đề nhưng sẽ vấp phải mũi dùi của Bộ Tư pháp và Uỷ ban chứng khoán Mỹ.

Trong các cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, nhiều vị Giám đốc điều hành, nhân viên bán hàng hoặc nhà phân phối làm việc cho 9 tập đoàn đa quốc gia Mỹ phải thừa nhận rằng công ty của họ thường xuyên bán được hàng bằng cách "hối lộ" hay còn gọi là "lại quả" cho nhân viên chuyên trách việc mua hàng tại các văn phòng chính phủ hoặc công ty thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc. Những khoản lại quả này thường được chi dưới hình thức các buổi hội hè vui chơi giải trí phung phí vô độ hoặc "quy thành chi phí du lịch".

Trong Tạp chí kinh tế Trung Quốc số ra năm ngoái, nhà báo Joe Studwell từng coi năm 2003 là "năm tốt nhất thế kỷ để kiếm tiền tại Trung Quốc". Là tác giả cuốn sách "Giấc mộng Trung Hoa" và là người luôn hoài nghi về triển vọng kinh doanh tại Trung Quốc, nhưng Studwell đã "nghiền ngẫm" những dữ liệu thu thập được từ các chi nhánh Mỹ ở Trung Quốc Đại lục và Hongkong rồi kết luận rằng doanh thu của những công ty này đã tăng từ 1,9 tỉ USD năm 1999 lên 4,4 tỉ USD năm 2003.

Số tiền lại quả sẽ được "luân chuyển" qua các công ty phân phối, hoặc công ty PR nhằm giảm thiểu nguy cơ bị Bộ Tư Pháp và Uỷ ban Chứng khoán Mỹ truy tố. Đây là hai cơ quan có quyền thực thi Đạo luật tham nhũng nước ngoài của Mỹ.

"Ở Trung Quốc, đó là một việc bình thường", nhân viên bán hàng tại một chi nhánh của tập đoàn công nghệ Mỹ có doanh số bán lẻ khổng lồ ở Trung Quốc nói. Chủ công ty Mỹ thường miêu tả hoạt động của họ tại Trung Quốc là "lý tưởng". Họ lý luận rằng sự hiện diện của họ ở đây sẽ thúc đẩy các đối thủ Trung Quốc hành xử "đúng nguyên tắc hơn". Song chức năng ấy lại phản tác dụng. Trong tình hình nhân viên mua hàng Trung Quốc coi "lại quả" là một phần tiền lương thì các công ty Mỹ đã "chấp nhận" cách chơi "kiểu Trung Quốc" để bảo toàn doanh thu.

"Trung Quốc là một thị trường hoàn toàn khác và anh có thể sẽ gặp phải những điều phi thực tế", Kathryn L. Buer, Giám đốc chi nhánh Datastream Systems Inc. tại Châu Á-Thái Bình Dương bị sa thải năm ngoái sau khi để lộ những thông tin liên quan tới việc ghi doanh số bán của công ty tại Trung Quốc.

Gần đây, Buer đã thu xếp một vụ kiện mà cô là nguyên đơn chống lại Datastream. Zhu Jianhua, Giám đốc Datastream tại Trung Quốc trong thời gian từ tháng 5-7/2004 cho biết công ty này đã biên vào sổ doanh thu sau khi ký hợp đồng nhưng lại không thực sự cung cấp hàng. Các nhân viên bán hàng cũng đã dùng nguồn tiền dành cho "hoạt động giải trí" để bán được hàng. Lấy ví dụ, Zhu và các nhân viên đã dàn xếp để một khách hàng được bay sang Mỹ đào tạo và tặng thêm một chuyến thăm quan New York miễn phí. Cuối cùng việc này không diễn ra vì Zhu cảm thấy nó hơi "quá đáng".

Chủ tịch Datastream C. Alex Estevez tuyên bố ông sẽ không đưa ra bất kì bình luận nào liên quan tới vấn đề cá nhân. "Datastream là có nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh doanh ở châu Á và Vành cung Thái Bình Dương bao gồm Trung Quốc. Để làm được điều này, chúng tôi sẽ dùng những biện pháp thích hợp và hợp pháp".

...và sự trả giá

Nhưng khi cơn sốt công nghệ tại Mỹ cuối thập niên 1990 tạo ra tâm lý "uốn cong luật lệ", thì hàng loạt vụ tham nhũng dính líu tới các tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ đã tăng sức ép cho các giám đốc chi nhánh.

Soạn: AM 549292 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nhưng để có được doanh số bán kỷ lục, các chi nhánh tại Trung Quốc buộc phải uốn cong "Đạo luật chống tham nhũng nước ngoài: đút lót cho các quan tham Trung Quốc.

Tháng 12/2004, Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố rằng tập đoàn InVision Technologies, một tập đoàn chuyên về sản xuất máy quét an ninh tại sân bay, đã đồng ý nộp phạt 800.000 USD sau khi thú nhận các chi nhánh tại Trung Quốc, Thái Lan và Philippines đã hối lộ quan chức chính phủ nước sở tại để tăng doanh thu.

Trong một vụ dàn xếp khác với Uỷ ban Chứng khoán Mỹ (SEC) hồi tháng 2, InVision cũng phải nộp khoản tiền phạt 500.000 USD và nộp thêm 589.000 USD từ tiền lời của công ty. Theo tài liệu của SEC, tháng 4/2004, InVision đã chi 95.000 USD cho một chi nhánh tại Trung Quốc mặc dù biết rõ rằng nhân viên tại đây sẽ dùng khoản tiền để chi trả cho những chuyến du lịch nước ngoài của quan chức chính phủ nhằm giành được các hợp đồng bán thiết bị an ninh sân bay Quảng Châu trị giá 2,8 triệu USD.

Tháng 5, SEC đã giải quyết một trường hợp liên quan tới tập đoàn Diagnostic Products, một công ty chuyên cung cấp thiết bị y tế ở Los Angeles. Công ty đã phải nộp 2 triệu USD trích từ lợi nhuận vì SEC cáo buộc rằng trong thời gian từ 1991 đến 2002, chi nhánh của Diagnostic Products tại Trung Quốc là Công ty Thiết bị y tế và công nghệ sinh học DePu đã chi 1,6 triệu USD hối lộ cho các bác sĩ và nhân viên y tế tại nhiều bệnh viện của chính phủ Trung Quốc để tăng doanh số bán thiết bị. "Khoản tiền đã được sự thông qua của nhiều quan chức cao cấp thuộc DePu", SEC kết luận.

Tháng 3, các phương tiện thông tin đại chúng Trung Quốc đưa tin, Giám đốc Ngân hàng xây dựng Trung Quốc Zhang Enzhao đã bị bắt vì tội tham nhũng. Trong một đơn kiện nộp cho hạt Monterey, California, nguyên đơn cáo buộc Zhang và cộng sự đã nhận hối lộ 1 triệu USD được "cải trang" dưới vỏ bọc "phí tư vấn" từ một công ty phần mềm Mỹ có tên Alltel Information Services. Zhang cũng nhận được vé mời đi nghỉ ở Bãi biển Pebble. Để đổi lại, Alltel Information Services thu được những hợp đồng trị giá 176 triệu USD với ngân hàng. Nguyên đơn chính là công ty Trung Quốc Grace & Digital Information Technology C. Ltd, từng có hợp đồng bán phần mềm cho Ngân hàng nhưng đã bị huỷ bỏ vì vụ nhận hối lộ này.

Trong một đơn phản hồi nộp cho Toà án liên bang tại San Jose, Jim N. Wilson, cựu Giám đốc Alltel Information Services đã bác bỏ những cáo buộc này, coi đó là "vu khống". Tháng 8 vừa rồi, SEC đã mở một cuộc điều tra không chính thức về vấn đề này, song Alltel Corp. không đưa ra bất kì bình luận nào về vụ điều tra.

Năm ngoái, Lucent Technologies Inc., công ty truyền thông khổng lồ Mỹ đã sa thải Giám đốc chi nhánh tại Trung Quốc cùng hai nhân vật phụ trách marketing và tài chính sau một loạt "thiếu sót về quản lý nội bộ" có thể vi phạm Đạo luật tham nhũng tại nước ngoài. Các phương tiện thông tin đại chúng Trung Quốc đưa tin các kiểm toán viên của tập đoàn đã phát hiện 3 nhân vật trên hối lộ quan chức thuộc các công ty truyền thông của chính phủ Trung Quốc. Mặc dù từ chối cung cấp chi tiết song Lucent khẳng định rằng họ đang hợp tác tích cực với nhà điều tra liên bang Mỹ. Trường hợp của Lucent khá bất bình thường bởi lẽ đa phần các công ty dính líu tới hối lộ thường hạn chế khả năng bị truy tố bằng cách để những công ty trung gian trả tiền hối lộ. Điều này không hề trái với những quy tắc trong Đạo luật chống tham nhũng.

 
Cái giá phải trả là những khoản nộp phạt đáng kể. Nhưng xem ra, cũng chẳng thấm thoát gì so với lợi nhuận mà họ thu được. Thế là: "Luật thì mặc luật, việc ta, ta cứ làm".

Nhưng "luật chỉ là luật"

Luật hành xử tham nhũng nước ngoài quy định rằng công dân Mỹ không được phép trả hay đề nghị trả "bất kì thứ gì có giá trị" cho một "quan chức nước ngoài" vì mục đích "hối lộ" để giành được hợp đồng kinh doanh. Hình phạt cao nhất dành cho mỗi cá nhân là 5 năm tù giam và mức phạt cao nhất dành cho các công ty là 2 triệu USD.

"Phớt lờ quy định này không phải là cách tự vệ. Các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc phải chịu trách nhiệm đảm bảo rằng nhân viên của họ không gián tiếp làm những gì mà công ty không được phép làm trực tiếp", một chuyên gia kinh tế phát biểu.

Tuy nhiên trên thực tế, cách hành xử này khá phổ biến. "Những gì từng xảy ra ở Lucent vẫn đang tiếp diễn tại tất cả các công ty công nghệ lớn", một giám đốc cao cấp của công ty phân phối sản phẩm cho tập đoàn Hewlett-Packard nói. Ông này cho biết H-P đã coi công ty ông là phương tiện để thu được nhiều hợp đồng béo bở mà không cần trực tiếp đụng chạm tới tiền. "

Trong một tuyên bố bằng văn bản đưa ra, H-P cho biết họ sử dụng các công ty phân phối để "mở rộng hoạt động" tại Trung Quốc. "Chúng tôi không biết về những trường hợp hành xử không đúng đắn của các đối tác. Nếu có bằng chứng cho thấy điều ngược lại, chúng tôi sẽ làm rõ và giải quyết vấn đề này".

  • Huyền Trang - (Tổng hợp) 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,