221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
703744
Katrina làm thay đổi chương trình kinh tế của TT Bush
1
Article
null
Katrina làm thay đổi chương trình kinh tế của TT Bush
,

Bão Katrina không chỉ tàn phá trên thực địa mà còn để lại một lỗ hổng lớn trong ngân sách liên bang của Hoa Kỳ. Thực tế là nó đang phá huỷ chương trình cắt giảm thuế và hạn chế thâm hụt ngân sách mà tổng thống Bush đang tiến hành.

Soạn: AM 540709 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Katrina tạo ra một lỗ hổng lớn cho ngân sách liên bang Hoa Kỳ

 

Các quan chức chính quyền Mỹ nói với những nghị sĩ Cộng hoà hôm thứ Ba rằng các nỗ lực cứu trợ đang tiêu tốn xấp xỉ 700 triệu USD mỗi ngày và tổng cộng chi phí từ chính quyền liên bang có thể lên tới con số 100 tỷ USD.

Khoản tiền đó sẽ lớn gấp nhiều lần những chi phí cho bất kỳ một thảm hoạ thiên tai nào, thậm chí vụ tấn công khủng bố ngày 11/9 năm 2001 ở New York cũng chỉ làm thiệt hại 21 tỷ USD.

Vấn đề chi phí đặt ra đúng lúc ông Bush và những nhà lãnh đạo thuộc đảng Cộng Hoà đang nỗ lực thúc đẩy cắt giảm chi tiêu cho các chương trình như Trợ giúp y tế, cho sinh viên vay tiền ...  lên tới 70 tỷ USD ...

"Không ai đặt ra câu hỏi nhưng những khoản chi tiêu đang dần vượt qua số tiền để khắc phục hậu quả của vụ khủng bố 11/9 tại New York ở cấp số nhân," thượng nghị sĩ Judd Gregg thuộc đảng Cộng hoà đến từ New Hampshire và là chủ tịch Uỷ ban Ngân sách Thượng viện Hoa Kỳ cho biết.

Các quan chức Nhà Trắng đang có kế hoạch yêu cầu Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn một khoản ngân sách khẩn cấp lần thứ hai, có thể lên tới 40 tỷ USD. Nhưng đó chỉ là một biện pháp tình thế trong khi họ còn đang đánh giá toàn bộ nhu cầu chi tiêu mới phát sinh này.

Mặc dù vẫn còn quá sớm để đưa ra những ước tính chính xác, nhưng những khoản chi phí sắp tới nhằm khắc phục hậu quả cơn bão chắc chắn sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến các kế hoạch giảm thâm hụt ngân sách liên bang và cả những kế hoạch mở rộng phạm vi cắt giảm thuế trong nghị trình kinh tế của ông Bush.

Soạn: AM 540719 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Bush sẽ phải xem xét lại các chương trình kinh tế của mình?

Hôm thứ Hai (5/9), lãnh đạo phe đa số trong Thượng viện Hoa Kỳ, ông Bill Frist, đã hoãn kế hoạch bỏ phiếu thông qua dự luật  loại bỏ thuế bất động sản, một dự luật được xem là sẽ đem lại lợi ích cho 1% những gia đình giàu có nhất nước Mỹ với 70 tỷ USD/năm nếu có hiệu lực.

Lãnh đạo lưỡng viện trong Quốc hội Hoa Kỳ cũng rơi vào tình trạng rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" với kế hoạch đưa ra trước cơn bão nhằm cắt giảm 35 tỷ USD chi tiêu ngân sách trong vòng 5 năm cho các chương trình phúc lợi như hỗ trợ y tế, cho sinh viên vay tiền, hỗ trợ lương thực và các khoản trợ cấp xã hội.

Những cắt giảm này bỗng nhiên chứng tỏ sự khó chấp nhận được về mặt chính trị đối với ông Bush và những nhà lập pháp thuộc đảng Cộng hoà trong bối cảnh họ đang nỗ lực đẩy lùi các chỉ trích rằng chính phủ liên bang đã không quan tâm những nạn nhân nghèo khổ nhất của cơn bão.

Trong khi đó, những nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ đã sẵn sàng sử dụng cơn bão như cái cớ để "phong toả" kế hoạch cắt giảm thuế và chi tiêu ngân sách liên bang.

"Những nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ nghĩ đây là thời điểm tồi tệ nhất để miễn thuế cho những người giàu có nhất và cắt giảm mạng lưới an sinh xã hội cho những người nghèo nhất ," Thomas S. Kahn, Trưởng ban nhân sự của Đảng cộng hoà trong Uỷ ban Ngân sách Hạ viện, nhận xét.

Các nhà phân tích về ngân sách nhận định rằng tính chất đặc biệt của trận bão đã làm cho nó hoàn toàn khác với những thảm hoạ thiên nhiên khác, dẫn tới hàng loạt các khoản chi tiêu ngoài dự kiến như: lều trại cho hàng triệu người trú ẩn trong hàng tháng trời; bù đắp các thiệt hại về tài sản mất mát do cơn bão mà chưa được mua bảo hiểm; chi tiêu cho giáo dục và y tế cho hàng trăm ngàn người bị đẩy ra khỏi những tiểu bang của mình.

"Bão Katrina có thể là một cột mốc trong lịch sử ngân sách liên bang," nhà phân tích ngân sách kỳ cựu Stanley Collender nhận định. "Những chính sách chưa từng được xem xét trước đây giờ có thể trở thành chuẩn mực."

Thực tế, đã có những dấu hiệu được đưa ra vào hôm thứ Ba rằng các nghị sĩ thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hoà đã bắt đầu chạy đua xem ai sẽ là người sốt sắng hơn trong việc chi thêm tiền.

Thượng nghị sĩ Harry Reid từ tiểu bang Nevada, lãnh đạo phe Dân chủ ở Thượng viện, đã dự báo hôm rằng tổng chi phí có thể lên tới 150 tỷ USD. Trong khi đó, những nhà lập pháp cấp cao nhất của đảng Dân chủ đã bắt đầu kêu gọi thực hiện các biện pháp "kích thích" để "xốc dậy" nền kinh tế.

Các quan chức Nhà Trắng đều chắc chắn rằng các khoản chi nói trên nằm ngoài những dự kiến ngân sách của tổng thống Bush bao gồm kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách xuống một nửa trong vòng 4 năm tới và mở rộng phạm vi cắt giảm thuế một cách vính viễn đã được thông qua vào năm 2001 và 2003.

Các nhà phân tích cũng lưu ý rằng các thảm hoạ tự nhiên chỉ có tác động nhất thời mà không ảnh hưởng đến chương trình ngân sách của chính phủ trong dài hạn.

"Chúng ta có thể chi 100 tỷ đô một năm - chỉ một lần thôi," Douglas Holtz-Eakin trưởng phòng ngân sách của Quốc hội Hoa Kỳ nói. Tuy nhiên ông này nói thêm rằng ngân sách liên bang không thể cứ "chi thêm 100 tỷ USD năm này qua năm khác."

Vấn đề là ở chỗ ngay cả khi cơn bão không xảy ra thì tình hình ngân sách của chính phủ Mỹ cũng tồi tệ. Vào tháng 7, Nhà Trắng đã dự tính rằng sự gia tăng của các khoản thu từ thuế có thể giảm thâm hụt ngân sách năm nay xuống còn 333 tỷ USD so với con số 412 tỷ vào năm ngoái.

Nhưng rất nhiều nhà phân tích tin rằng sự tăng lên của các khoản thu từ thuế chỉ là một hiện tượng nhất thời và chi tiêu tổng thể của chính phủ vẫn có chiều hướng leo thang do cuộc chiến ở Iraq, rồi các nhu cầu chi tiêu cho y tế và đảm bảo lương hưu và trợ cấp xã hội khi số người già đang ngày một gia tăng.

Trước cơn bão, các nghị sĩ Cộng hoà ở cả Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ đều chuẩn bị cho việc cắt giảm 35 tỷ USD trong vòng năm năm tới mà hệ quả trực tiếp là các khoản chi cho trợ cấp y tế sẽ giảm 10 tỷ US, đồng thời các chương trình cho sinh viên vay tiền, hỗ trợ nông nghiệp, trợ cấp lương thực, nhà ở và tiền mặt cho những hộ nghèo.

Theo nghị quyết được quốc hội Hoa Kỳ thông qua vào mùa xuân vừa qua, các uỷ ban của Quốc hội Hoa Kỳ được trông đợi sẽ giải thích về các khoản cắt giảm vào ngày 16/9. Lãnh đạo hai viện đã lên kế hoạch thông qua những cắt giảm trên trong khoảng một tuần sau đó.

Rõ ràng cơn bão Katrina đã "đổ xuống" đầu chính quyền Bush và cả những chính trị gia thuộc Đảng cộng hoà những bất lợi đan xen cả về chính trị lẫn kinh tế. Và người ta đang chờ đợi những bước đi mới trong chương trình nghị sự về kinh tế của ông Bush.

  • B.Q (tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,