221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
694951
Malaysia chấm dứt tình trạng dùng ĐTDĐ nặc danh
1
Article
null
Malaysia chấm dứt tình trạng dùng ĐTDĐ nặc danh
,

Chính phủ Malaysia sắp áp dụng lệnh cấm tình trạng sử dụng điện thoại di động nặc danh. Từ cuối năm nay, những người dùng dịch vụ trả trước sẽ phải đăng ký đầy đủ thông tin cá nhân với nhà cung cấp.

14 trong 16 triệu người dùng ĐTDĐ ở Malaysia đang sử dụng dịch vụ trả trước

Lý do an ninh

Quyết định trên được đưa ra sau khi xuất hiện ngày càng nhiều lo ngại về việc các tổ chức khủng bố sử dụng điện thoại không đăng ký để liên lạc với nhau hoặc kích nổ bom.

"Lý do chính mà chúng tôi đưa ra quyết định này là an ninh", Bộ trưởng Thông tin - Liên lạc Lim Keng Yaik nói. "Tình trạng không kiểm soát ngày càng tỏ ra nguy hiểm. Thẻ trả trước chứa đựng một mối đe doạ an ninh bởi bọn khủng bố ngày này thường dùng điện thoại di động để kích nổ bom".

Dùng SMS để trộm bò!

Mặc dù Malaysia hầu như không có tổ chức bạo lực nào song nó có thể bị "lây bệnh" bất cứ lúc nào từ các nước bất ổn khác trong khu vực (như Indonesia, Philippines). Chính quyền nước này cũng lo lắng về việc người xấu dùng ĐTDĐ để trục lợi, nhất là dùng tin nhắn nặc danh.

Trong 2002 dân làng ở một vùng thuộc bang Sabad (miền đông Malaysia) đã hớt hơ hớt hải bỏ nhà trốn chạy sau khi nhận được tin nhắn SMS tung tin rằng những tên săn đầu người đang lởn vởn trong vùng.

Đoạt thủ cấp các chiến binh của làng đối thủ làm chiến lợi phẩm là chuyện "thường ngày ở huyện" của Sabah, nhưng là cách đây hàng trăm năm, thời thực dân Anh còn chiếm đóng. Vậy mà chỉ mới nghe "những kẻ săn đầu người", dân làng ở đây đã hoang mang tột độ.

Chưa hết: Tháng 1/2005, chưa đầy một tháng sau tin nhắn báo thảm hoạ sóng thần tháng 12, hàng nghìn người ở Semporna (cũng thuộc Sabah) bỏ nhà sơ tán sau khi xuất hiện một loạt tin nhắn SMS tung tin về một làn sóng giết chóc mới.

Và hậu quả là: Sau khi dân làng trở về, gần như toàn bộ của cải, trâu bò lợn gà đã một đi không trở lại. Cảnh sát vào cuộc mới biết, hoá ra bọn trộm là tác giả tin nhắn.

Đó là chưa kể việc kẻ xấu sử dụng tin nhắn để tạo xì-căng-đan chống phá chính quyền như ở Philippines, nơi mà tin nhắn thường được dùng để... đảo chính hay bêu xấu tổng thống.

Để ngăn chặn tình trạng này, Chính phủ Malaysia sẽ yêu cầu người đăng ký mới phải trình thẻ căn cước hay hộ chiếu khi mua một thẻ sim mới. Những người đang dùng sẽ phải đăng ký khi thẻ hết tiền và mua thẻ mới.

Nhiệm vụ khó khăn

Với 14 triệu trong số 16 triệu khách hàng ĐTDĐ đang sử dụng dịch vụ trả trước ở Malaysia, đây sẽ là một công việc chẳng dễ dàng gì. Bởi trên thực tế, rất khó xác định địa chỉ của người dùng dịch vụ kiểu tạm bợ này. "Một lượng lớn người dùng trả trước là người lao động nước ngoài, và họ không có địa chỉ cố định", Bộ trưởng Lim Keng Yaik nói.

Nhiều khách hàng là lao động nước ngoài, hiện đang sống trong những ngôi lán sơ sài trong rừng gần nhà máy hay công trường, và tất nhiên đây là những chốn "nhà không số, phố không tên".  Ngoài ra, còn một khó khăn nữa là sự phản đối của các tổ chức tự do dân quyền.

  • Lam Sơn (Theo BBC, Reuters, Telecomasia)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,