221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
690764
Trung Quốc hạn chế đưa tin về vụ Cnooc
1
Article
null
Trung Quốc hạn chế đưa tin về vụ Cnooc
,

Trong nỗ lực ngăn chặn những chỉ trích trong nước nhắm vào Mỹ sau thương vụ Unocal bất thành của Cnooc, Trung Quốc đã hạn chế giới truyền thông đưa tin về sự kiện này.

Trung Quốc đang hạn chế nghiêm ngặt giới truyền thông trong nước đưa tin về thất bại của Cnooc trong việc mua lại hãng dầu khí Mỹ Unocal. Đây là một động thái rõ ràng nhằm ngăn chặn những lời chỉ trích đối với Mỹ trước cuộc gặp thượng đỉnh giữa Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Bush sẽ diễn ra tháng tới.

Soạn: AM 507213 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Đưa ra đề nghị mua lại hãng dầu Unocal (Mỹ) với mức giá 18,5 tỷ USD, Cnooc đã gây xôn xao dư luận và chính giới Mỹ. Người Trung Quốc đang chứng tỏ sức mạnh của mình.

Giới biên tập viên báo in, website và đài truyền hình Trung Quốc cho biết họ đang phải tuân thủ chỉ thị gần đây từ chính quyền trung ương, theo đó họ chỉ được xuất bản các đánh giá về sự kiện này của hãng thông tấn chính thức là Tân Hoa Xã.

Cách đây hơn hai tuần, Ban Tuyên truyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phát đi bản chỉ dẫn sau khi nỗ lực mua Unocal với mức giá 18,5 tỷ USD của Cnooc gặp phải sự chống đối dữ dội từ Quốc hội Mỹ.

"Chúng tôi không được phép tự mình đưa tin về Cnooc nữa", một biên tập viên của một tờ báo lớn thuộc nhóm Wenxin United Press nói. "Đây là lệnh cấm".

Hôm Thứ ba, hãng dầu khí lớn nhất Trung Quốc, Cnooc đã tuyên bố từ bỏ nỗ lực kéo dài hàng tháng trời trong việc mua lại Unocal với lý do là bầu không khí chính trị ở Washington không thuận lợi cho họ. Cho đến nay, Bắc Kinh đã không đưa ra lời bình luận nào về nỗ lực bất thành này nhằm tách mình ra khỏi Cnooc và phản bác lời buộc tội của Quốc hội Mỹ rằng việc theo đuổi mua lại Unocal phản ánh chính sách của chính phủ Trung quốc.

Tuy nhiên, người dân Trung Quốc vẫn quan tâm tới tin tức về Cnooc. Bản tin của Tân Hoa xã được phát lại trên các báo rất ngắn và khô khan, chỉ nói rằng Cnooc đã rút lui vì bầu không khí chính trị bất lợi ở Mỹ.

Bắc Kinh hy vọng giữ quan hệ "xuôi chèo mát mái" với Mỹ

Khi được hỏi về sự rút lui này, Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc cho rằng "đây chỉ là một vấn đề thương mại" và "Với tư cách là một cơ quan chính phủ, chúng tôi thấy không cần thiết phải đưa ra bất cứ bình luận nào về vấn đề này trong thời điểm hiện nay".

Mặc dù vậy, các nhà phân tích và giới báo chí cho rằng Bắc Kinh đã dính líu khá sâu vào việc kiểm soát đưa tin sau đó. Theo họ, mục đích là nhằm kiềm chế tình cảm chống Mỹ bồng bột mà thất bại của Cnooc có thể gây ra.

Soạn: AM 507221 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thất bại trong thương vụ Unocal, nhưng Chủ tịch Hội đồng Quản trị Cnooc, Phó Thành Hội không từ bỏ tham vọng vươn ra khu vực

"Tôi cho rằng Ban Tuyên truyền đang cố gắng xoa dịu sự giận dữ của những người yêu nước trước sự kiện này", Li Xiguang, giáo viên dạy môn báo chí ở trường Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh nói. "Chính phủ muốn có mối quan hệ mạnh mẽ với Mỹ, bất chấp thất bại này".

Sự bất mãn của công chúng đối với Washington vốn đang dâng cao ở Trung Quốc lại được "đổ thêm dầu vào lửa" bởi sự ủng hộ của Mỹ dành cho Đài Loan và sự áp đặt, bắt nạt trong các vấn đề thương mại. Nhiều người Trung Quốc cũng bày tỏ sự oán giận của mình đối với việc tái định giá đồng nội tệ gần đây mà theo họ, như một chỉ dấu cho thấy Mỹ đang cố gắng phong toả Trung Quốc.

Thế nhưng, giới lãnh đạo ở Bắc Kinh vẫn mong muốn duy trì quan hệ "xuôi chèo mát mái" với Washington. Hồi tháng Sáu, trong một vài tuần sau khi Cnooc tuyên bố thách thức Chevron để mua lại Unocal, các bản tin của các hãng tin Nhà nước tỏ ra khá tự do, với một số bài chỉ trích nỗ lực này và một số khác tấn công vào nỗ lực của các nhà lập pháp Mỹ trong việc phá ngang Cnooc.

Tuy nhiên, khi khả năng Unocal đứng về phía Chevron trở nên rõ ràng, bất kể Cnooc đã đưa ra một mức giá cao hơn nhiều thì Ban Tuyên truyền đã phát đi chỉ đạo của họ tới các tờ báo. Một thành viên của tờ Bưu điện Thượng Hải Buổi chiều nói rằng các biên tập viên đã được chủ bút gọi đến họp để thông báo hướng dẫn này.

"Tất cả các bản tin về Cnooc đều phải sử dụng nguồn từ Tân Hoa Xã nhằm duy trì cùng một tông giọng như Chính phủ", nhà báo này kể lại lời ông chủ bút. Các biên tập viên của 4 tờ báo và đài Truyền hình Thượng Hải khác cũng mô tả tình hình tương tự ở toà soạn của mình.

Công chúng bất bình

Bất chấp mong muốn của Bắc Kinh duy trì quan hệ êm xuôi với Mỹ, câu chuyện của Cnooc vẫn tiếp tục gây ra những phản ứng đối với lợi ích của Mỹ. Một số nhỏ các bài bình luận được cho phép xuất bản trong mấy ngày gần đây đã nhấn mạnh vào thái độ đạo đức giả của Mỹ đối với tự do thương mại. Hôm qua, tờ Nhật báo Trung Hoa có bài xã luận nói rằng hậu quả từ nỗ lực bất thành của Cnooc "có thể nghiêm trọng hơn những gì mà một số chính khách Mỹ có thể tưởng tượng".

Sự vắng bóng các bản tin chỉ trích mạnh mẽ không ngăn cản được người Trung Quốc theo dõi những rắc rối mà Cnooc gặp phải ở Mỹ hay đưa ra những kết luận về sự việc này. Những bình luận tiêu cực về nước Mỹ vẫn phổ biến trên vô số các chat room.

  • V.Lâm (tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,