221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
687936
Khi vợ chồng Thủ tướng Anh “cãi nhau”
1
Article
null
Khi vợ chồng Thủ tướng Anh “cãi nhau”
,

Bà Cherie Blair, phu nhân Thủ tướng Anh Tony Blair mới phát biểu tại Malaysia rằng cuộc chiến chống khủng bố không nên phá hỏng những giá trị lâu đời của một xã hội văn minh và dân chủ. Nhiều chính trị gia còn cho rằng bà Blair đã phát biểu vào một thời điểm hoàn toàn không phù hợp.

Bà Cherie Blair đang gặp rắc rối

 

Báo chí Anh cũng cho rằng, với những phát biểu gần đây, bà đã chống lại kế hoạch chống khủng bố của chồng và không tán thành chuyện quản thúc tại gia những nghi phạm khủng bố chỉ với lệnh của Bộ trưởng Nội vụ mà không cần qua tòa án (ông Blair lại ủng hộ chính sách mới này).

 

Bất kỳ một phu nhân một thủ tướng nào chọn cách công khai trong một vấn đề chính trị hay nhạy cảm là tự chuốc rắc rối vào thân. Và Cherie Blair phải biết rõ hơn ai hết. Đây không phải là lần đầu tiên bà bị “phốt” và được báo chí trích dẫn lại. Những bình luận gần đây của bà đã bị hiểu như việc để lộ mâu thuẫn giữa bà và chồng bà về luật chống khủng bố.

 

Tuy nhiên, bà nói với tư cách là một luật sư có tiếng và người ta cho rằng bà có quyền theo đuổi sự nghiệp đến cùng. Nhưng  có người lại cho rằng, bà là vợ của Thủ tướng Anh thì không nên nói thế.

 

Phát biểu của bà cũng nằm trong cuộc tranh luận mang tính chính trí và pháp luật hiện đang diễn ra giữa lãnh đạo và đảng phái chính trị ở Westminster – đó là chống khủng bố. Thực ra, cũng không đến nỗi giật gân lắm.

 

Thủ tướng đã tế nhị xoa dịu, tuyên bố rằng vợ ông chỉ nói những điều tương tự, về sự cân bằng giữa tự do dân quyền và bảo vệ công chúng, như ông đã làm.

 

Hầu hết nghị sĩ Anh biết có một vấn đề ở đây và không đơn giản như ông Blair nói. Xem ra phu nhân các thủ tướng hiện đại thường là những người tài giỏi, thành đạt và thường xuyên bị báo chí phỏng vấn về những chuyện quốc gia đại sự.

 

Rất khó để xác định vai trò của phu nhân thủ tướng

 

Nhưng vấn đề là liệu Cherie Booth (tên bà dùng trong nghề luật sư) và Cherie Blair, đệ nhất phu nhân nước Anh có thể tách bạch hoàn toàn.

 

Và, tất nhiên, không thể chắc rằng liệu bà nhận những lời mời đi phát biểu là vì nghề nghiệp hay vì thỉnh thoảng bà nhớ ra mình là phu nhân Thủ tướng.

 

Đó là vấn đề chưa hề được đặt ra trước đây.

 

Phu nhân các thủ tướng nổi tiếng trước đây của Anh như Audrey Callaghan hay Mary Wilson đều không hề mon men đến địa hạt chính trị.

 

Thậm chí với tư cách cá nhân, họ cũng rất thận trọng để chắc rằng họ không đề cập đến những vấn đề nhạy cảm khi có bất kỳ một dầu hiệu nào cho thấy bình luận của họ có khả năng được đưa lên mặt báo.

 

Và bà Norma Major, phu nhân Thủ tướng John Major, rất mờ nhạt trên chính trường, đến nỗi bà hầu như thoát ra khỏi tầm radar của báo chí. Bà yêu opera, và viết sách về nó, nhưng bà không thích chính trị một tí nào.

 

Trước những người này, các phu nhân thủ tướng chỉ đơn thuần là những người vợ, tất nhiên, ngoài ra không đóng vai trò gì khác.

 

Về vai trò của một phu nhân hay phu quân lý tưởng, có lẽ không ai nói hay và đúng hơn ông Denis Thatcher, phu quân Margaret Thatcher. Ông mô tả vai trò mình là "luôn hiện diện, nhưng không thực sự tham gia”.

 

Ông Denis Thatcher - người có lời tổng kết hay nhất về vai trò phu nhân/phu quân một lãnh đạo chính trị

 

Nói cách khác, luôn luôn ủng hộ và có những lời khuyên cá nhân, nhưng không bao giờ là người thu hút những tít báo đáng xấu hổ hay không bao giờ ngó ngàng đến lĩnh vực chính trị.

 

Cũg như Cherie Booth, ông Thatcher cũng là một con người công việc với một đời sống kinh doanh bận rộn của riêng mình. Nhưng ông biết vị trí của mình.

 

Và đó mới là vấn đề. Liệu có còn đúng khi phu nhân các thủ tướng cần "biết chỗ của mình”?

 

  • Lam Sơn (Theo BBC, Reuters, Times)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,