221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
686822
Hội đàm 6 bên sang ngày thứ 2 với nhiều lạc quan
1
Article
null
Hội đàm 6 bên sang ngày thứ 2 với nhiều lạc quan
,

Vòng đàm phán thứ 4 về chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên hôm nay (27/7) tiếp diễn ở Bắc Kinh cùng những dấu hiệu tích cực của Bình Nhưỡng và Washington.

Không khí ngày hội đàm đầu tiên của 6 nước, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên, Nga và Trung Quốc có dấu hiệu lạc quan song khả năng có được bước đột phá vẫn còn thấp.

Trong hai ngày 25-26/7, Mỹ liên tiếp có những cuộc tiếp xúc tay đôi với CHDCND Triều Tiên. Washington đã tỏ rõ cách tiếp cận ít đối đầu hơn trong cuộc hội đàm, đã kéo dài suốt gần 3 năm qua. Trưởng đoàn đàm phán Mỹ Christopher Hill đã tái khẳng định Washington coi Bình Nhưỡng là một quốc gia có chủ quyền và họ không có ý định tấn công nước này. Trước đây, Mỹ đã liệt CHDCND Triều Tiên vào trục ma quỷ.

Soạn: AM 496803 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Phái đoàn 6 nước bên bàn đàm phán.

Hãng thông tấn Nga Interfax dẫn nguồn tin CHDCND Triều Tiên nói, dù có những dấu hiệu lạc quan song sự ngờ vực lẫn nhau vẫn còn rất lớn, nhiều bất đồng còn tồn tại. Washington vẫn giữ vững lập trường, chỉ cải thiện quan hệ, đảm bảo an ninh và viện trợ năng lượng cho Bình Nhưỡng nếu quốc gia này từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.

Phát ngôn viên phái đoàn Trung Quốc là Qin Gang nói, trong ngày đầu tiên của hội đàm, các nước đã có ''suy nghĩ chung''. Tuy nhiên, ông này lại trích lời Ngoại trưởng Lý Triệu Tinh cho biết, các bên vẫn vấp phải một số vấn đề khó khăn kể từ thời chiến tranh lạnh.

Nhất thiết phải có tiến bộ

3 vòng hội đàm về chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên đã diễn ra nhưng không đi tới một kết quả thực sự nào. Nhật cảnh báo, nếu cuộc họp lần này lại thất bại thì cần thiết phải đánh giá lại độ tin cậy của nó.

Bế tắc trong đàm phán có thể khiến Washington đưa vấn đề này lên Liên Hợp Quốc đồng thời yêu cầu tổ chức này thảo luận về lệnh trừng phạt CHDCND Triều Tiên. Ý định này bị Trung Quốc phản đối và bị CHDCND Triều Tiên coi đó là hành động gây chiến.

Trong ngày họp hôm qua, Nhật đã nêu vấn đề CHDCND Triều Tiên bắt cóc công dân nước này nhiều thập niên trước đây-vấn đề có thể làm cản trở tiến bộ cuộc gặp. Trong khi đó, Bình Nhưỡng khăng khăng rằng việc này đã được đóng lại đồng thời cảnh báo Nhật đưa vấn đề này ra trong cuộc gặp ở Bắc Kinh có thể phá vỡ hội đàm hạt nhân.

Lợi ích của Bình Nhưỡng nếu từ bỏ hạt nhân

Nếu vòng đàm phán lần này tiến triển tốt, những gì CHDCND Triều Tiên nhận được sẽ là, không còn bị cô lập, nhận được viện trợ vào đúng thời điểm Chương trình lương thực thế giới cảnh báo về một cuộc khủng hoảng lương thực.

Tháng trước, Mỹ đã thông báo không chính thức với CHDCND Triều Tiên rằng, nước này sẽ xem xét thành lập một văn phòng liên lạc ở Bình Nhưỡng nhằm hướng tới bình thường hoá quan hệ giữa hai nước. Điều kiện của việc làm này là Bình Nhưỡng phải từ bỏ chương trình hạt nhân.

Hàn Quốc cũng cho biết, sẵn sàng cung cấp cho Bình Nhưỡng 2.000 megawat điện, tương đương với tổng sản lượng điện của nước này.

Hội đàm vòng 5 ở Hàn Quốc

Nguồn tin ngoại giao Seoul ở Bắc Kinh cho hay, khu nghỉ mát phía nam Hàn Quốc - đảo Cheju có thể là địa điểm tổ chức hội đàm 6 bên vòng 5 về khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Hôm qua 26/7), vòng 4 hội đàm 6 bên, tâm điểm sự chú ý của thế giới, khai mạc lúc 9h tại nhà khách Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh. Cuộc gặp giữa các bên có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với khu vực vì xung đột giữa CHDCND Triều Tiên và Mỹ có thể là mối đe doạ nghiêm trọng nhất đối với an ninh Đông Á trước mắt và cả lâu dài.

Cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên bùng nổ hồi tháng 10/2002 khi các quan chức Mỹ khẳng định, CHDCND Triều Tiên thừa nhận đang phát triển chương trình vũ khí hạt nhân bí mật, vi phạm hiệp định hạt nhân ký kết năm 1994 với Washington. Trong vòng 3 năm qua, ba cuộc hội đàm đa phương về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của CHDCND Triều Tiên đã diễn ra mà không thu được kết quả khả quan.

(Hoài Linh - Theo Reuters, Hankooki)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,