Đó là câu hỏi mà các chuyên gia nghiên cứu về Sóng thần đang đặt ra sau trận động đất mạnh 8,7 độ Richter tại Indonesia đêm qua (28/3).
* Động đất cực mạnh rung chuyển bờ biển Indonesia!
* Động đất ở Indonesia: 2.000 người thiệt mạng
* Động đất ở Indonesia vào loại lớn nhất kể từ 1900
Các em bé nô đùa bên bờ biển Perth, Australia sau khi cảnh báo sóng thần bị huỷ bỏ. |
Đây được coi là một trong 8 cơn địa chấn mạnh nhất kể từ năm 1900. Tuy nhiên, trận động đất này không tạo ra những đợt sóng khổng lồ giống như cơn động đất hôm 26/12 xảy ra tại cùng khu vực khiến ít nhất 175.000 người thiệt mạng.
Động đất làm rung chuyển vùng bờ biển phía tây Indonesia phá huỷ hàng nghìn ngôi nhà và khiến khoảng 2.000 người thiệt mạng. Nó khiến người ta lo sợ về một đợt sóng thần thảm khốc mới sẽ giáng xuống nơi này.
Song trái với những lo ngại này, không hề có đợt sóng thần nào. Theo Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương ở Oahu, máy đo lực thuỷ triều đặt tại Đảo Cocos, cách tâm chấn khoảng 2.400 km về phía nam chỉ phát hiện được một đợt sóng nhỏ.
"Tôi thấy ngạc nhiên khi cơn động đất cường độ này không gây ra sóng thần gần khu vực tâm chấn", Robert Cessaro, một nhà nghiên cứu địa vật lý tại Trung tâm phát biểu. Được biết Trung tâm này chịu sự điều hành của Cơ quan khí tượng và Hải dương Quốc gia (NOAA), chuyên chịu trách nhiệm giám sát các điều kiện đại dương và địa chấn tại khu vực Thái Bình Dương đồng thời cảnh báo các quốc gia nằm ở Vành đai Thái Bình Dương.
Theo Giám đốc Trung tâm Charles McCreery, những trận động đất mạnh ít nhất 8,0 độ Richter thường gây nên những cơn sóng thần lớn. "Chúng tôi từng nghĩ sẽ xảy ra một cơn sóng thần thảm khốc. Nhưng thật lạ lùng".
Trận động đất ngày hôm qua đã cho thấy "còn cả một thế giới những điều bí ẩn khi ta muốn đưa ra dự đoán về sóng thần dựa và những dữ liệu động đất. Trung tâm cảnh báo lúc đầu dự đoán trận động đất ngày 26/12 sẽ có cường độ 8,0 độ Richter nhưng sự thật nó mạnh tới 9,0 độ Richter.
"Cái chúng tôi nghĩ là lớn hơn thì hoá ra lại không có ảnh hưởng mạnh. Còn cái chúng tôi nghĩ là nhỏ hơn thì hậu quả thật năng nề. Đây chính là thách thức đối với việc cảnh báo sóng thần", ông McCreery nói.
Trung tâm cảnh báo được thành lập năm 1949 đã bị chỉ trích nặng nề sau cơn sóng thần hồi tháng 12 vì đã không nâng cao cảnh báo với các nước châu Á. Hồi đầu tháng này, một nhóm những người còn sống sót sau thảm hoạ sóng thần từ 58 nước châu Âu và họ hàng các nạn nhân đã khởi kiện NOAA cùng nhiều cơ quan khác vì cho rằng trung tâm đã không nghiêm túc cảnh báo mọi người về thảm hoạ.
(HT - Theo CBS, CNN)