221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
597546
Giới trẻ Mỹ nhìn nhận ra sao về cuộc chiến Iraq?
1
Article
null
Giới trẻ Mỹ nhìn nhận ra sao về cuộc chiến Iraq?
,

Hai năm và một cuộc chiến. Hôm nay nhiều người Mỹ nghĩ rằng họ đã làm cho Iraq tốt đẹp hơn. Song đi đôi với đó là nhiều trăn trở và day dứt. Hai năm sau cuộc chiến, một sự yên lặng đáng sợ đang bao trùm những người Mỹ có dính líu tới Iraq.

Cuộc chiến Iraq đã diễn ra tròn 2 năm.

Mỹ đã phải trả giá quá đắt?

Đã có 1.519 người Mỹ bỏ mạng ở Iraq, hàng ngàn trường hợp khác đang thành những thương phế binh. Hơn 200 tỷ USD đã bỏ ra trong các trường hợp khẩn cấp. Các con số đó nói lên tất cả. Do vậy, nhiều người Mỹ cảm thấy không dễ gì sống chung với cuộc chiến, nếu không muốn nói là phản đối.

Trong cuộc thăm dò mới đây của Washington Post-ABC News Poll, 53% người Mỹ được hỏi cho rằng Iraq là cuộc chiến không đáng có, 57% không muốn Tổng thống Bush tiếp tục cuộc chiến và 70% cho rằng con số thương vong của Mỹ là cái giá quá đắt không thể chấp nhận được đối với những gì người Mỹ sẽ có từ Iraq.

Tỷ lệ này khác hẳn 2 năm trước đây, khi quân Mỹ bắt đầu tràn vào Baghdad từ biên giới Kuwait. Khi đó, 75% muốn Tổng thống Bush triển khai cuộc chiến và 70% cho rằng đó là cuộc chiến Mỹ có trách nhiệm phải tiến hành.

Thi hài lính thuỷ đánh bộ được mang về Mỹ.

Nỗi ám ảnh Iraq đè nặng mỗi gia đình

Các lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và lính dự bị được huy động theo kiểu tổng động viên: lính cứu hoả, cảnh sát giao thông, những người chưa xong khoá sơ cấp huấn luyện... tất cả đều được đưa vội ra chiến trường. Hầu như người Mỹ nào cũng có họ hàng hay bạn bè đang đi làm nghĩa vụ ở các chiến trường xa, nhất là Iraq.

Người Mỹ ngày nay không còn cả thời gian để tạo thành một làn sóng chấn động toàn quốc chỉ vì vụ Michael Jackson. Mặc kệ giá dầu leo thang nhanh như chớp. Chính sách xã hội thiết thân là thế cũng mặc, tốt nhờ xấu chịu. Tội phạm hay mafia đe doạ rình rập... Họ dường như quên hết, bởi trong đầu luôn là nỗi ám ảnh mang tên Iraq.

Lo cho mạng sống của người thân và lo sợ bị trả thù khi ra nước ngoài làm ăn hay du lịch, đó chính là nỗi đau lớn nhất, thiệt thòi đáng kể nhất của người Mỹ ngày nay.

"Nếu Iraq là Việt Nam, Mỹ sẽ thua"

Rất nhiều người lại tỏ ra ngán ngẩm với cuộc chiến kéo dài hai năm qua. Theo họ, sở dĩ chính quyền cho rằng họ đạt được thắng lợi ở Iraq chứ không bị sa lầy kiểu như chiến tranh Việt Nam đơn giản vì đối thủ yếu hơn chứ không phải vì Mỹ mạnh hơn.

Jo Sheppard, một cựu y tá thời chiến tranh Việt Nam so sánh: "Hai năm qua dài hơn bao giờ hết. Nếu tình hình Iraq cũng như tình hình Việt Nam trước đây, tôi tin chắc Bush sẽ phải rời ghế giữa nhiệm kỳ như Johnson trước đây".

Giới trẻ Mỹ nhìn nhận thế nào về cuộc chiến Iraq?

Cảm xúc lẫn lộn. Nên hay không nên tiếp tục cuộc chiến. Cái giá quá đắt hay nguồn lợi tương lai mang tên dầu mỏ? Mỹ nên lo cho mình tốt hơn hay theo đuổi tham vọng lãnh đạo thế giới?

Là những người thực dụng nhất trong một xã hội thực dụng, họ ý thức hơn ai hết về cái được và mất khi tham gia vào cuộc chiến Iraq. Chê hay khen cuộc chiến, ủng hộ hay phản đối Bush, tất cả phản ánh hậu quả của cuộc chiến lên tương lai của họ.

"Tôi không muốn nghĩ tới tỷ lệ thương vong của cuộc chiến. Mỗi người có một nghĩa vụ riêng phải hoàn thành với xã hội", Justin Holt, sinh viên năm thứ 3 khoa Chính trị thuộc Đại học DePaul ở Chicago, nói, "Tôi muốn nói tới thành công đầy khích lệ của cuộc bầu cử Iraq. Chúng tôi đang đi đúng hướng".

"Điều đó làm tôi càng thêm tin tưởng vào Tổng thống", Holt nói tiếp, "Có điều, ông ấy phải cứng rắn hơn nữa. Nếu không, chính phủ mới Iraq cũng như các lực lượng liên quan sẽ còn đòi hỏi rất nhiều từ Mỹ. Có thể là các yêu sách điên rồ nhất, khó lường nhất và bất lợi nhất cho người Mỹ".

Một kỹ sư Mỹ tại một giếng dầu ở Iraq.

Quan điểm trên được khá nhiều thanh niên Mỹ chia sẻ, đặc biệt những người Mỹ gốc Iraq - những người theo gia đình di cư sang Mỹ vì bất đồng chính kiến với chính quyền Saddam trước kia. Đương nhiên, họ cảm thấy một Iraq không có Saddam như ngày nay là tốt đẹp hơn nhiều so với trước kia, song tốt như thế nào là điều khó cảm nhận vào lúc này.

Nhiều người lại có suy nghĩ khác. Theo họ, cuộc chiến nên có, nhưng thời điểm không phải như đã diễn ra. Họ cho rằng Bush đã quá vội vã tiến hành cuộc chiến, chưa chuẩn bị kỹ càng và do đó, người Mỹ đã phải chịu tổn thất quá lớn về người và của.

Đồng ý tiến hành cuộc chiến, nhưng không đồng ý cách tổ chức cũng như việc duy trì quá lâu cuộc chiến. Đó chính là cảm nhận chính của giới trẻ Mỹ hôm nay.

(NHQ - Tổng hợp)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,