221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
586796
Phe đối lập Lebanon trình yêu sách
1
Article
null
Phe đối lập Lebanon trình yêu sách
,

Sau cuộc họp nội bộ bàn về chiến lược hoạt động trong tương lai, hôm qua (2/3) phe đối lập Lebanon đã trình một bản yêu sách rõ ràng lên Quốc hội và ra điều kiện với Tổng thống.

Yêu cầu độc lập đồng nghĩa với yêu sách đòi Syria rút quân về nước.

Yêu cầu quan trọng nhất trong bản yêu sách vẫn không gì khác hơn là đòi Quốc hội và Tổng thống buộc Syria rút quân về nước ngay lập tức.

"Bước đi mà phe đối lập quan tâm nhất trên lộ trình đòi độc lập là việc Syria phải rút quân toàn bộ, kể cả quân đội và tình báo, ra khỏi Lebanon", trích lời bản yêu sách.

Bản yêu sách còn đòi chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải nhanh chóng công bố bằng văn bản chính thức chấp nhận việc rút quân như trên.

Thay mặt phe đối lập, ông Walid Jumblatt nhấn mạnh Đảng Druze của ông chỉ có thể bàn các bước tiếp theo, trước mắt là bàn về việc thành lập chính phủ mới thay thế chính phủ vừa từ chức, với Tổng thống Lahoud nếu điều kiện tiên quyết trên được chấp nhận.

Liên đoàn Ảrập: Syria - Lebanon là chuyện riêng của thế giới Ảrập

Vài nét về quan hệ Syria - Lebanon
Syrya bắt đầu đưa quân vào can thiệp Lebanon từ năm 1976.
30.000 quân Syrya luôn túc trực ở Lebanon trong thập kỷ 80. Hiện chỉ còn gần 15.000 quân.
Các lực lượng Syria đóng vai trò quan trọng trong việc chấm dứt cuộc nội chiến Lebanon năm 1990 cũng như việc duy trì hoà bình những năm sau đó.
Yêu cầu rút quân bắt đầu hướng về Syria sau tiền lệ rút quân mà Israel tiến hành năm 2000.
Nghị quyết 1559 kêu gọi rút quân quốc tế khỏi Lebanon được LHQ thông qua tháng 9/2004.

Hôm qua, lần đầu tiên ông Amr Moussa, Tổng thư ký Liên đoàn Ảrập (AL), đã lên tiếng bày tỏ hy vọng rằng cuộc khủng hoảng Syria - Lebanon nên được giải quyết trong khuôn khổ thế giới Ảrập.

Cụ thể, theo ông Moussa, vấn đề này chỉ cần áp dụng theo khuôn khổ Hiệp định Taif là đủ. Hiệp định Taif ký giữa Damascus với các nhóm vũ trang Lebanon năm 1989 về việc chấm dứt cuộc nội chiến Lebanon 1975-1990 đã chỉ rõ lộ trình rút quân Syria từng bước khỏi Lebanon.

Giải thích đề xuất của mình, ông Moussa nhấn mạnh rằng Hiệp định Taif không hề đi ngược lại các quy định của Nghị quyết 1559 của LHQ mà Pháp - Mỹ đã bảo trợ và đang muốn áp dụng để buộc Syria rút quân.

Bush: Thế giới đoàn kết về vấn đề Syria

Cũng trong ngày hôm qua, Tổng thống Mỹ George W Bush lạc quan tuyên bố rằng thế giới đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề Syria. Theo ông, các nước gần như đã thống nhất về việc Syria phải ngay lập tức chấm dứt ảnh hưởng chính trị lên Lebanon.

Liên đoàn Ảrập: Syria - Lebanon là chuyện riêng của thế giới Ảrập

Cơ sở để ông Bush đưa ra tuyên bố trên là việc cộng sự thân tín của ông, Ngoại trưởng Condoleezza Rice đã đạt được thoả thuận chung với Ngoại trưởng Pháp Michel Barnier về việc yêu cầu Damascus rút quân.

Damascus hiện đang phải chịu áp lực từ quốc tế lớn hơn bao giờ hết, kể từ sau cái chết của Hariri. Hiện tổ điều tra của LHQ vẫn đang tiếp tục quá trình xác minh vụ ám sát.

Hôm qua, trong nỗ lực tìm kiếm tung tích dựa vào các di chuyển cuối cùng của đoàn xe cựu Thủ tướng Rafik Hariri, tổ đã tìm thấy thêm một xác chết bị vùi dưới đống đổ nát, nâng số thiệt mạng do vụ ám sát đẫm máu ngày 14/2 lên 19 người.

Hiện phe đối lập vẫn duy trì cuộc biểu tình, dù số người tham gia đã giảm đi khá nhiều so với số hơn 25.000 người đã tham gia cách đây vài hôm.

(NHQ - Theo AP, Reuters, AFP)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,