221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
583616
Cấm vận Syria? Chẳng lợi lộc gì
1
Article
null
Cấm vận Syria? Chẳng lợi lộc gì
,

Đơn thuần chỉ là cấm vận Syria sẽ giáng cho các công ty Mỹ một đòn, gây phương hại đến những người dân thường Syria trong khi lại không làm gì được chế độ cầm quyền ở đây.

Tổng thống Bush thân mật bắt tay Tổng thống Putin.

Cách đây hai tháng, tại Diễn đàn chiến lược Ảrập, một quan chức cao cấp của Syria đã đưa ra những lời nhận xét không mấy thiện cảm về Lebanon. Khi ấy, cựu Thủ tướng Lebanon Rafik Hariri nói: "Tôi không có gì bất bình với người Syria. Tôi đã làm rất nhiều việc trong thời gian gần đây. Sự hiện diện của họ đã trở thành một vấn đề lớn đối với Lebanon".

Rồi đến tuần trước, khi Hariri bị ám sát, Mỹ đã phản ứng bằng cách bày tỏ sự bất bình thật "đúng lúc, đúng chỗ". Và vượt ra ngoài những lời lẽ phẫn nộ ấy, cả chính quyền Bush và Quốc hội Mỹ dường như đã quyết định gây sức ép với Syria bằng những đe doạ trừng phạt kinh tế. Điều này là vô nghĩa vì nó chỉ là hành động đơn phương của Mỹ và trước giờ hiếm khi đem lại hiệu quả. Nó sẽ làm các công ty Mỹ thiệt hại nặng nề, sẽ giáng lên đầu người dân thường Syria sự nghèo đói và không thực sự làm suy yếu chế độ cầm quyền.

Nhìn lại quá khứ, có thể thấy lệnh cấm vận đã được Mỹ áp dụng nhằm buộc Saddam Hussein rút khỏi Kuwait, ngăn chặn Iran phát triển hạt nhân, kiềm chế Pakistan trước nỗ lực phổ biến hạt nhân, buộc chính quyền quân sự Haiti phải giải tán và ngăn chặn nạn thanh trừng sắc tộc tại Bosnia. Trong một số trường hợp, biện pháp này đem lại kết quả. Saddam đã phải rút khỏi Kuwait, Milosevic rời khỏi Bosnia nhưng đó là bởi lệnh cấm vận được thay thế bởi sức mạnh quân sự và chính sách ngoại giao cưỡng bức.

Thất bại rõ ràng nhất của việc áp dụng biện pháp cấm vận là trường hợp của Cuba. Lệnh cấm vận được áp dụng từ năm 1960 nhằm chống lại chính quyền của ông Fidel Castro. Song giờ đây, ông Castro vẫn là nhà lãnh đạo cầm quyền lâu nhất thế giới.

Khi lệnh cấm vận có hiệu quả, đó thường là lệnh cấm vận đa phương và được thông qua tại LHQ. Mỹ đã thử tìm cách xây dựng một liên minh quốc tế để chống lại Syria. Việc làm này có thể sẽ không đưa tới một lệnh trừng phạt của LHQ mà chỉ có thể gây sức ép với chế độ cầm quyền Syria về mặt chính trị. Nếu như Bashar Assad bị tất cả những nước châu Âu và một số đông nước châu Á lạnh nhạt, sẽ là một khác biệt. Syria không hề coi mình như một nhà nước "bị bỏ rơi" như CHDCND Triều Tiên và nếu nước này không chấm dứt hỗ trợ khủng bố, chiếm giữ Lebanon, trừng phạt những người bất đồng chính kiến thì nhiều khả năng họ cũng bị đối xử giống CHDCND Triều Tiên.

Washington có thể không hài lòng với Syria trong nhiều vấn đề, có lẽ trầm trọng nhất là việc nước này ủng hộ lực lượng nổi dậy tại Iraq, song họ chỉ có thể tập trung vào duy nhất 1 vấn đề để giành được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, đó là buộc Syria rút khỏi Lebanon. Pháp và Mỹ cùng đỡ đầu một nghị quyết của HĐBA yêu cầu Syria rút khỏi Lebanon. Đây có thể là khởi đầu một mối quan hệ hữu nghị.

Tổng thống Bush tại châu Âu.

Bashar Assad không mấy chiếm được thiện cảm từ phía cộng đồng quốc tế. Nhưng cha ông ta, Hafez Assad mặc dù là một nhà độc tài khét tiếng lại vẫn được nhiều nhà quan sát ngưỡng mộ do các chiến lược kiểu "xúc xích Italia". Hafez làm việc chậm rãi, từng bước một và không bao giờ hành động hồ đồ tại nước ngoài gây ra một cuộc khủng hoảng và khiến người ngoài có cớ để thành lập liên minh chống lại ông ta. Còn con trai ông thì ngược lại, rõ ràng là Bashar Assad ít kinh nghiệm, không có kỹ năng và không nhiều quyền lực. Nếu như Bashar Assad thực sự ra lệnh ám sát Hariri, ông ta đã tạo cho thế giới một cơ hội để chống lại sự chiếm đóng trên thực tế của Syria đối với Lebanon. Đáng chú ý nhất là việc ông ta tạo ra một tâm lý chống Syria tại Lebanon. Syria sẽ phải bước những bước thận trọng trước chủ nghĩa dân tộc ngày càng tăng tại Lebanon.

Trong thế giới Ảrập, người ta bắt đầu chứng kiến sự xuất hiện của quyền lực quần chúng. Và những nhà độc tài vốn từ lâu luôn nhấn mạnh rằng họ hiểu được lòng dân bắt đầu tỏ ra hoang mang. Người Shi'ite đang tăng cường thanh thế song họ lại hành động rất kiềm chế; người Palestine bầu cử tự do nhưng lại áp dụng thủ thuật ngoại giao còn người Lebanon thì công khai đả kích, nhưng không đả kích Mỹ hay Israel mà nhằm vào Syria. Các nhà lãnh đạo Ảrập sẽ phải tự thay đổi để thích nghi với tâm lý người dân hơn là tự vẽ ra những bức tranh biếm hoạ của chính mình.

Mỹ cũng vậy, cần phải hiểu được quyền lực của người dân. Tổng thống Bush đã có chuyến công du châu Âu sau chuyến đi thành công của Ngoại trưởng Rice. Ông muốn hợp tác với các đồng minh trong vấn đề Syria, Iran và nhiều vấn đề khác. Nhưng Mỹ lại đối mặt với một vấn đề thực sự khó khăn: đó là chính sách ngoại giao ngày càng mất tác dụng. Tầng lớp lãnh đạo các nước châu Âu có thể hoà hợp với Mỹ song người dân nước họ thì không. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy trên khắp châu Âu, từ Anh tới Ba Lan, người ta chỉ trích chính sách ngoại giao của Mỹ, vai trò của Mỹ trên thế giới và cả George Bush. Đối với mỗi lãnh đạo châu Âu, họ sẽ phải trả giá đắt ở trong nước nếu liên minh với Bush. Nếu như ông Bush thực sự muốn tìm kiếm sự hậu thuẫn của châu Âu, ông cần phải nói chuyện không những với nhà cầm quyền châu Âu mà ngay cả người dân lục địa địa già này.

  • Tân Huyền - (Tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,