221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
577390
"Không cần biết ai làm, Syria phải trả giá!"
1
Article
null
'Không cần biết ai làm, Syria phải trả giá!'
,

Vụ ám sát cựu Thủ tướng Rafik Hariri đang làm quan hệ Syria - Lebanon hết sức căng thẳng và chưa biết chuyện gì khác còn có thể xảy ra.

Hariri đang chuẩn bị lãnh đạo phe đối lập tranh cử trong cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 4 và 5/2005. Với tiền bạc và uy tín chính trị, ông nhiều khả năng sẽ đánh bại các ứng viên thân Syria. Cộng với mối hiềm khích lâu ngày Syria giành cho ông, người ta đang buộc tội nước này chủ mưu trong vụ ám sát đẫm máu ngày 14/2.

Người dân Lebanon tiếc thương ông Hariri.

Lịch sử không ủng hộ Syria...

Cuộc nội chiến 1975-90 giữa người Thiên Chúa Giáo cùng quân đội Lebanon với quân Hồi giáo vũ trang Palestine đã cướp đi sinh mạng 150.000 người Lebanon. Trong cuộc chiến 15 năm đó, Syria, Iran và Israel cùng một vài thế lực bên ngoài khác bị chỉ trích là đã cung cấp vũ khí và tiền của cho các bên tham chiến.

Cuộc chiến kết thúc bằng một hoà ước phân chia quyền lực giữa các đảng phái chính trị trong nước. Một điều khoản trong hoà ước quy định quân đội Syria chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh và giải giáp vũ khí các nhóm quân ở Lebanon. Chính điều khoản này là phần quan trọng gây phức tạp chính trị nước này hàng chục năm nay.

RAFIK HARIRI 
Thủ tướng Lebanon giai đoạn 1992-98 và 2000-04.
Là một nhà tỷ phú thành đạt về xây dựng và truyền thông.
Là người đạo Hồi dòng Sunni ở Lebanon.
Luôn thích ăn mặc sang trọng và tạo diện mạo của một chính khách cao cấp.
Tự nhận mình là "ông Lebanon".

Hariri là nhà lãnh đạo thường xuyên chỉ trích sự can thiệp đó của Syria. Ông nhiều lần khẳng định chính Damascus phải chịu trách nhiệm trong việc gây ra tình trạng hỗn loạn chính trị thường xuyên ở Lebanon. Nhưng cho tới lúc chết, nguyện vọng dứt bỏ sự can thiệp của Syria mà ông theo đuổi vẫn chưa hoàn tất.

Tuy nhiên, cái chết của Hariri đã làm phe đối lập trong chính quyền Lebanon càng thêm phẫn nộ và quyết tâm hơn trong việc lôi kéo sự ủng hộ từ bên ngoài nhằm buộc Syria phải rút quân khỏi Lebanon đồng thời lật đổ chính quyền thân Syria ở Beirut. Phe đối lập mất Hariri là mất một nhà lãnh đạo quan trọng, song lại có được cơ hội mới để thực hiện ý đồ lật đổ.

Tương lai lại càng không

Trong khi đó, Syria lại không có được cơ hội nào từ vụ ám sát. Cái chết của Hariri đang làm tăng áp lực quốc tế lên chính quyền nước này và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn. Và đó là cái giá Syria đã bắt đầu phải trả, dù nguyên nhân vị ám sát vẫn chưa được làm rõ.

Việc rút 15.000 quân khỏi đất nước láng giềng sẽ tiến hành song song với việc giảm vai trò chính trị của Syria đối với nước láng giềng có vị thế chiến lược quan trọng Lebanon nói riêng và vài trò trong khu vực nói chung.

"Sẽ khó cho Syria trong việc duy trì sự hiện diện và ảnh hưởng ở Lebanon trong thời gian tới", ông Michael Young - một nhà phân tích chính trị hàng đầu của Lebanon - cho biết, "Chế độ chính trị hiện hành ở Lebanon sẽ phải thay đổi".

Dù Damascus đã lên tiếng bác bỏ sự liên quan của mình tới vụ ám sát, những người ủng hộ ông Hariri khăng khăng rằng chính Syria và chính quyền Lebanon thân Syria đã chủ mưu gây ra vụ này.

Ông Marwan Hamadeh - một lãnh đạo phe đối lập từng đảm nhận chức vụ Bộ trưởng kinh tế và cũng từng thoát chết trong một vụ đánh bom ám sát khác cuối năm ngoái - khẳng định: "Trách nhiệm đã rõ: vụ ám sát bắt đầu từ Damascus và kết thúc trước ngay dinh Tổng thống Lebanon".

Trước đó, một nhóm Hồi giáo vũ trang ít tên tuổi tự nhận là "Tổ chức Thánh chiến Levant" đã lên tiếng nhận trách nhiệm vụ đánh bom. Nhóm này đã gửi một cuốn băng thông qua kênh truyền hình Ảrập Al-Jazeera để phát đi thông điệp trên.

Thế nhưng, ngay cả Syria không dính dáng tới vụ ám sát Hariri, họ vẫn phải chịu một áp lực mạnh chưa từng thấy từ nước láng giềng. "Không cần biết ai làm, Syria sẽ phải trả giá!," Michael Young nhận định.

Thanh niên Lebanon thắp nến cầu nguyện cho ông Hariri.

Tại Beirut, hàng ngàn người đang diễu hành và gào thét những khẩu hiệu hết sức giận dữ. Đó là những lời tâm huyết kiểu như "Chúng ta nguyện hy sinh xương máu và linh hồn vì Rafik!", "Cái chết của ông sẽ không vô nghĩa, Rafik!" hay ngắn gọn chỉ là "Syria cút khỏi đây!".

Mỹ cũng đã bày tỏ sự nghi ngờ đối với Syria về vụ việc trên và tuyên bố sẽ đưa lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để xem xét một lệnh cấm vận nghiêm ngặt với nước này. Washington, hôm qua, triệu hồi đại sứ ở Syria về nước, đồng thời tỏ thái độ giận dữ ra mặt đối với quốc gia này sau vụ ám sát Rafik Hariri ngày 14/2.

Mỹ không che dấu ý định gây áp lực chính trị, và có thể cả quân sự, lên Syria trong thời gian qua. Tổng thống Bush trong thông điệp liên bang 2005 cũng đã đề cập tới Syria như một đối tượng đen cần "xử lý".

Đống lửa dưới chân Syria đã bùng lên dữ dội và chưa biết sẽ lan toả tới đâu trong thời gian tới. Điều dễ xảy ra nhất là tin xấu sẽ nối tiếp tin xấu cho Damacus trong những ngày sắp tới.

(NHQ - Tổng hợp)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,