221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
572214
Điểm mặt các ứng viên chính của bầu cử Iraq
1
Article
null
Điểm mặt các ứng viên chính của bầu cử Iraq
,

Hôm nay (30/1), bầu cử đầu tiên sau chiến tranh sẽ được tiến hành trên đất Iraq. Sau đây là một số ứng viên chính có khả năng giành thắng lợi qua cuộc bầu cử lần này.

Đại giáo chủ dòng Shiite

Ali al-Sistani

Hiện cộng đồng người Shiite được lãnh đạo bởi Đại giáo chủ Ali al-Sistani, năm nay 75 tuổi. Với vị giáo chủ lão luyện này, người Shiite đã bảo toàn lực lượng trước các đợt tấn công đẫm máu giữa Liên quân với người Iraq trong thế "tọa sơn quan hổ đấu". Hơn thế, họ lại còn giành được nhiều vị thế quan trọng trong xã hội cũng như trường chính trị thời gian gần đây. 

Ông Sistani được đánh giá là một nhà lãnh đạo trầm tĩnh nhưng lại rất năng động và biết chọn đúng thời điểm cuộc chiến Iraq để nổi lên, và theo đó là sự nổi lên lần đầu của cộng đồng mà ông được tín nhiệm bầu làm lãnh tụ. Ngay cả nhiều quan chức Mỹ cũng thừa nhận họ vừa nể vừa e ngại vị giáo chủ đầy ảnh hưởng có thể sẽ đóng một vai trò then chốt trong vũ đài chính trị Iraq nhiều năm tới.

Phe cấp tiến của Moqtada Sadr

Moqtada Sadr

Vì hai đảng lớn nhất của người Shiite là Sciri và Daawa đã bắt tay với Liên quân, nhiều người Shiite theo chủ nghĩa dân tộc đã không ủng hộ họ và tập hợp dưới trướng giáo sỹ trẻ cấp tiến Moqtada Sadr.

Vị giáo sỹ này đã từng lãnh đạo các cuộc nổi dậy chống lực lượng Mỹ tại Najaf, do đó vị thế chính trị và quân sự của ông đối với những người theo chủ nghĩa dân tộc là rất đáng kể.

Các thế lực đang lên

Ghazi Yawer

Ghazi Yawer, Tổng thống lâm thời của Iraq, là lãnh đạo đảng Liêm minh người Iraq. Ông là người Sunni thuộc thành phố Mosul. Được đào tạo ở Mỹ nhưng lại hay ăn mặc và cư xử theo kiểu Ảrập nên ông nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ nhiều thành phần người Iraq.

Ahmed Chalabi - hiện là thành viên của chính phủ lâm thời - từng được coi là người có thể đảm nhận vị trí Thủ tướng lâm thời từ trước khi Mỹ chuẩn bị tiến vào Iraq, nhờ quan hệ thân thiết với Washington. Nhưng quan hệ đó xấu đi nghiêm trọng từ sau khi kết thúc cuộc chiến. Mỹ không hài lòng vì thông tin ông cung cấp rằng Saddam có vũ khí hạt nhân là không chính xác. Vì chuyện này mà chính quyền Bush nhiều phen chao đảo.

Soạn: AM 259581 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Ahmed Chalabi

Song yếu điểm lớn nhất của họ là cả hai đều là người Hồi giáo dòng Sunni, khó có khả năng giành đủ phiếu bầu, nhất là khi người Sunni nhiều nơi tuyên bố tẩy chay bầu cử. Do vậy, những người như Yawer và Pachachi nhiều khả năng sẽ đảm nhận những chức vụ tương đối trong chính phủ mới hơn là đắc cử Tổng thống.

Các thế lực mới về nước

Cạnh tranh với các thế lực đang lên ở Iraq sẽ là các chính trị gia mới trở về từ London và Washington sau khi chính quyền Saddam Hussein sụp đổ.

Iyad Allawi

Iyad Allawi, 60 tuổi, sinh ra trong một gia đình thương nhân đạo Hồi dòng Shiite. Ông gia nhập đảng Baath từ khi còn thanh niên nhưng bất đồng tư tưởng với Tổng thống đương thời Saddam Hussein. Iyad Allawi lánh sang Mỹ và mới trở về nước tháng 4/2003 sau khi chính quyền Saddam sụp đổ.

Iyad Allawi đều được Mỹ ủng hộ nhiệt tình và đó cũng lại là một nhược điểm khiến họ khó có đủ số phiếu bầu cần thiết từ các cử tri trong ngày bỏ phiếu hôm nay. Nhiều người nghi ngờ ông là điệp viên CIA và tiếp tay cho Mỹ xâm lược Iraq. Lợi thế của ông là chức vụ đương kim Thủ tướng lâm thời.

Giáo sỹ Shiite Abdel Aziz al-Hakim cũng là người bất đồng tư tưởng với Tổng thống đương thời Saddam Hussein. Hiện ông là lãnh đạo của đảng Liên minh Iraq thống nhất.

Abdel Aziz al-Hakim

Ông sống ở Iran hơn 2 thập kỷ trước khi về nước tháng 4/2003 và phục vụ trong hội đồng điều hành lâm thời. Ông được sự ủng hộ lớn từ người Shiite và cũng làm người Sunni cảm thấy thoải mái khi tuyên bố sẽ giành cho họ quyền lực nếu đắc cử, bất chấp các cuộc tấn công của họ nhằm vào người Shiite.

Hy vọng của người Kurd

Người Kurd chỉ chiếm khoảng 15 - 20% dân số Iraq, hiện đã đạt được một số quyền tự trị nhất định từ chính quyền Iraq, dưới sự bảo hộ của Mỹ và Anh.

Tham vọng lớn nhất của người Kurd là quyền độc lập hoàn toàn. Song các nhà lãnh đạo của họ cũng tuyên bố hết sức cố gắng trong cuộc bầu cử này và nếu đắc cử thì người Kurd sẽ hoàn toàn độc lập trong cái họ gọi là "Liên bang Iraq".

Như vậy cơ cấu quyền lực mới mà Mỹ và Liên quân dự định áp dụng cho Iraq sẽ bao gồm nhiều thành phần. Điều này chắc chắn sẽ dẫn tới cuộc đấu tranh giành quyền lực trong nội bộ bộ máy chính quyền non trẻ, vốn đã chất chứa mâu thuẫn vì sắc tộc, vì tôn giáo và lịch sử chính trị.

Lịch trình bầu cử

28/1: kiều dân Iraq bắt đầu bỏ phiếu; lệnh giới nghiêm được áp dụng ban đêm
29/1: đóng cửa biên giới và sân bay trong 3 ngày
30/1: bỏ phiếu trong nước; cấm xe hơi tham gia giao thông
* Bỏ phiếu từ 11h00 tới 21h00 (giờ VN)
Tuần sau: kiểm phiếu tỏng vòng 4 - 5 ngày
Đầu tháng 2: công bố kết quả bầu cử cuối cùng
Đầu tháng 3: bổ nhiệm thủ tướng mới
Cuối tháng 3: thành lập chính phủ mới

Bầu cử Iraq qua các con số:

7.471 ứng viên từ 111 đảng phái và liên minh đăng ký bầu cử
14,27 triệu cử tri được tham gia bỏ phiếu
1,2 - 2 triệu cử tri Iraq ở 14 nước cũng được tham gia bỏ phiếu 
5.220 điểm bỏ phiếu với 28.000 hòm phiếu
200.000 nhân viên phục vụ bầu cử
87 tổ chức phi chính phủ của Iraq tham gia giám sát quá trình bỏ phiếu
135.000 cảnh sát và 135.000 lính Vệ quốc sẽ chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh bầu cử

(NHQ - Tổng hợp)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,