221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
572162
Quan điểm của người dân các nước về bầu cử Iraq
1
Article
null
Quan điểm của người dân các nước về bầu cử Iraq
,

Chỉ còn vài giờ nữa, cuộc bầu cử đầu tiên sau chiến tranh sẽ diễn ra trên lãnh thổ Iraq. Cuộc bầu cử ngày mai được nhiều nước quan tâm sâu sắc. 

Một cảnh sát Iraq dán poster cổ vũ bầu cử lên các thùng phiếu

Không chỉ các nhà ngoại giao mà cả dân chúng từ khắp nơi trên thế giới cũng hết sức quan tâm tới sự kiện này. Với tư cách những người dân bình thường, họ đã bày tỏ quan điểm riêng của mình. Có người tỏ ra lạc quan, có người lại bi quan, có người lại bảy tỏ sự chia sẻ, cảm thông với người dân Iraq.

Lạc quan

Tôi đã trải qua một lần bầu cử trong thời chiến. Đó là năm 1992, khi quê nhà của tôi ở Punjab, Ấn Độ tổ chức bầu cử trong bối cảnh bị quân nổi dậy đe dọa, và lượng cử tri đi bầu rất thấp. Nhưng kết quả là một bộ máy chính quyền mới đã được lập ra, từng bước mang lại trật tự cho Punjab. Đến năm 1996 thì toàn bộ Punjab đã trở lại yên bình. Tôi mong lịch sử sẽ lặp lại với Iraq. Bầu cử chính là cơ hội rất tốt. Chúc người dân Iraq thành công!
Amit, Punjab, Ấn Độ

Người Iraq rất dũng cảm khi quyết định tham gia bỏ phiếu. Không có họ, mọi nỗ lực của Liên quân đã thất bại từ lâu. Tôi hy vọng tinh thần đó sẽ tràn qua khắp miền sa mạc Trung Đông. Ai cũng yêu nước, nhất là khi đất nước đang có cơ hội lớn đứng trước bước ngoặt dân chủ.
Paul, Canada

Tất cả những gì tôi muốn nói là ca ngợi lòng dũng cảm của các bạn Iraq. Tôi làm việc hàng ngày với trẻ em và nhiệm vụ của tôi là tạo điều kiện để chúng được chơi đùa thoải mái trong một môi trường an toàn tuyệt đối. Tôi nghĩ, người Iraq cũng nghĩ như vậy và đi bỏ phiếu chính là điều gì đó họ có thể làm được cho con cái, cho tương lai. Chính điều đó đã khiến họ bất chấp mọi đe dọa. 
Lyn Hodkinson, Australia

Tôi đang được sống trong một đất nước giàu đẹp và yên bình, Malaysia. Nhưng vào những năm 60, mọi chuyện không được như vậy. Ở Sarawak, nơi tôi sinh ra và sống thời thơ ấu, cha tôi và những người đồng lứa đã phải đấu tranh và thương lượng với người Anh, đồng thời phải chống lại quân nổi dậy luôn rình rập khắp nơi. 

Họ phải đối mặt với cuộc chiến khốc liệt với quân thù, và cả cuộc chiến về hệ tư tưởng. Nhưng cuối cùng họ đã chiến thắng vào tạo nên một Malaysia như ngày nay: thành đạt, thịnh vượng và quan trọng nhất là có một chính phủ vững mạnh. Muốn có điều đó, các bạn hãy mạnh mẽ. Hãy tham gia bỏ phiếu ngày hôm nay và rồi con bạn sẽ nhìn lại quá khứ với niềm kính trọng và tự hào.
Ranen Bhattacharyya, Kota Kinabalu, Malaysia

Hy vọng mọi điều tốt đẹp sẽ đến với người Iraq. Kiểu giết người vô tội vì bất cứ lý do gì cũng phải chấm dứt ngay. Luôn có những ngày nắng ấm tươi đẹp sau chuỗi dài mây đen mù mịt. Và những người lãnh đạo sẽ được bầu, hãy làm điều gì tốt đẹp nhất đền đáp lại cho những người dân thường vô tội! 
Salen Singh, Suva, đảo Fiji

Bi quan

Làm sao có thể bỏ phiếu khi người ta không biết ai là ai? Làm sao biết người bạn chọn có thể làm được hay không làm được điều bạn mong muốn? Sao không thấy Mỹ và Anh nói gì dù tỷ lệ cử tri đi bầu sẽ rất thấp? Vấn đề là những câu hỏi kiểu này đâu ai quan tâm trả lời. Điều họ muốn chỉ là màn bầu cử hình thức. Vận mệnh Iraq phải do chính người Iraq quyết định.
Morgan Snyder, Uppsala, Thụy Điển

Một đứa trẻ Iraq bỏ chạy khi trường học, nơi có một điểm bỏ phiếu, bị đánh bom

Tôi sợ là cuộc bầu cử, đi đôi với nó là quá trình bố trí quyền lực, sẽ càng làm phân chia các nhóm người ở Iraq một cách sâu sắc hơn. Có thể còn có bất ổn và nội chiến lâu dài. Việc Liên quân tuyên bố sẽ rời Iraq ngay khi nước này đi vào ổn định là điều nực cười và khó chấp nhận. Họ còn ở đó thì còn bất ổn, còn bạo lực! 
Ian MacQuarrie, Peachland, Canada

Chỉ cần nhìn thấy sự nhiệt tình và hăng hái của những người nước ngoài đối với cuộc bầu cử của người Iraq đã thấy vận mệnh nước này sẽ thuộc về ai. Họ khuyên người Iraq mạnh dạn đi bỏ phiếu để đạt được ý đồ đã định, song có ai trong số họ dám liều mình làm việc đó khi an ninh không bảo đảm, tương lai còn mờ mịt?
Anca Tutuianu, Toronto, Canada

Nhiều người nói rằng Iraq cần có chính quyền mới hợp pháp, song tôi nghĩ cái họ cần nhất lúc này là an ninh, việc làm và các nhu yếu phẩm cho cuộc sống thường ngày. Một nền dân chủ bù nhìn chẳng có ý nghĩa gì với những ai không thể đi làm và đi học.
Jane, Sydney, Australia

Cảm thông

Là người Ảrập, tôi thấy buồn khi chứng kiến những người anh em Iraq phải hứng chịu ngày này qua tháng khác như vậy. Chúng tôi cảm nhận được nỗi đau nhưng không thể làm gì giúp họ. Chúng tôi cũng đã gửi tới họ những thứ cần thiết, song đó chỉ là muối bỏ bể. 

Tôi tin chắc nhiều người Ảrập không muốn cuộc bầu cử Iraq thành công vì lo sợ họ sẽ là vật tế thần tiếp theo. Mỹ luôn thích gây hỗn loạn ở bên ngoài lãnh thổ của mình như đã từng gây ra cuộc nội chiến Lebanon. Đã đến lúc họ phải chấm dứt kiểu đó!
Mahmood Abdul Hussain, Bahrain

Một người Đức giơ biểu ngữ "Tôi yêu Iraq" trên một xe buýt ở Berlin

Là một người Nam Phi, tình cảm của tôi với người Iraq hết sức gần gũi. Nam Phi đã có những biến động lớn và đã thành công. Song biến động ở Iraq hoàn toàn khác hẳn: không phải do người Iraq chủ động thực hiện và không được ủng hộ rộng rãi. Tôi nghĩ đây là cơ hội cho nội chiến chứ không phải cho nền dân chủ. Tôi biết người Iraq rất can đảm, hy vọng họ sẽ có được điều gì đó tốt đẹp.
Tania Solomons, Johanerberg , Nam Phi

Dường như số phận đất nước Iraq luôn đen đủi: chiến tranh với Iran, chiến tranh với Kuwait, chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, 12 năm cấm vận, chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai, bị chiếm đóng, bị tấn công bởi quân nổi dậy, thiếu thốn nhu yếu phẩm và đủ thứ tệ hại khác. Chỉ biết chúc họ những điều tốt đẹp hơn sau bầu cử.
Rajesh Arya, Berlin, Đức

(NHQ - Theo BBC)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,