221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
571820
Thông tin sơ bộ về bầu cử Iraq
1
Article
null
Thông tin sơ bộ về bầu cử Iraq
,

Chỉ còn hai ngày nữa, cuộc bầu cử ở Iraq sẽ chính thức diễn ra. Sau đây là một số thông tin sơ bộ về cuộc bầu cử này.

Một nữ công dân Iraq đang bỏ lá phiếu của mình tại một điểm bỏ phiếu ở Dubai, UAE.

Thách thức về mặt tổ chức đối với cuộc bầu cử 30/1 của Iraq là gì?

Thách thức chính là đe doạ bạo lực từ phía quân nổi dậy. Trước tình hình đó, các nhân viên bầu cử Iraq, được sự giúp đỡ của một nhóm chuyên gia bầu cử quốc tế, vẫn đang tiến hành các hoạt động chuẩn bị cho cuộc bầu cử đầu tiên gây tranh cãi ở Iraq trong hơn 40 năm qua. Nhiệm vụ chính của họ là: lập danh sách cử tri và lập ra các điểm bỏ phiếu khắp cả nước để các cử tri có thể chọn ra 275 thành viên cho một Hội đồng quá độ, 18 hội đồng tỉnh, và một chính quyền địa phương người Kurd ở các tỉnh phía bắc. Có hơn 7.000 ứng viên tham gia tranh cử cho các ghế trong Hội đồng quá độ.

Cơ quan nào chịu trách nhiệm cho cuộc bầu cử?

Đó là Uỷ ban Bầu cử Độc lập của Iraq (IIEC). Uỷ ban này gồm 7 uỷ viên người Iraq và một thành viên không có quyền bầu cử, một quan chức bầu cử của Liên Hợp Quốc (LHQ), Carlos Valenzuela. Theo gợi ý của LHQ, đặc biệt là Carina Perelli, người đứng đầu uỷ ban đánh giá tình hình Iraq của LHQ, IIEC được thành lập vào năm 2004 để tạo cơ sở cho cuộc bầu cử.

Bao nhiêu người có quyền đi bầu?

14 triệu công dân Iraq sống ở Iraq và khoảng 1,5 triệu người sống ở nước ngoài có tư cách bầu cử. Khoảng 5.600 điểm bỏ phiếu sẽ được thành lập ở Iraq cho hoạt động bỏ phiếu trong Ngày bầu cử, còn các cử tri sống ở nước ngoài có thể bỏ phiếu tại 14 quốc gia.

Những người nào đủ tư cách đi bầu?

Tại Iraq, bất cứ người nào sinh trước hoặc đúng ngày 31/12/1986 đều được bỏ phiếu. Còn ở các nước khác, cử tri có tư cách bầu cử phải ở tuổi 18 hoặc lớn hơn và phải là công dân Iraq hoặc là con của một nam công dân Iraq.

Những biện pháp gì đã được áp dụng cho Ngày bầu cử?

Ngày 30/1 được coi là ngày lễ quốc gia. Vào những ngày trước và sau bầu cử, các đường biên giới của Iraq  bị đóng cửa và xe cộ cá nhân bị cấm lưu thông trên đường phố nhằm ngăn chặn các vụ đánh bom liều chết. Lệnh giới nghiêm được thực hiện từ 10h tối đến 6h sáng ở hầu hết các thành phố.

Chi phí cho cuộc bầu cử là bao nhiêu?

Iraq đã để dành 250 triệu USD cho các hoạt động bầu cử trong nước. Thêm vào đó, 92 triệu USD được dành để chi trả cho các hoạt động bầu cử ở ngoài nước.

Ai sẽ giám sát các điểm bỏ phiếu?

Khoảng 200.000 nhân viên bầu cử Iraq và một nhóm cố vấn quốc tế sẽ có mặt tại các điểm bỏ phiếu để giám sát. Tuy nhiên, các cuộc tấn công nhằm vào nhân viên bầu cử đã làm cho công việc chuẩn bị cho bầu cử trở nên nguy hiểm; thậm chí, mạng sống của các nhân viên bị đe doạ nên hàng trăm người đã rút lui. Các quan chức sẽ không tiết lộ địa điểm của các điểm bỏ phiếu ở những khu vực bất ổn nhất cho đến thời điểm sát ngày bầu cử.

Ai sẽ bảo vệ tại các điểm bỏ phiếu?

Khoảng 150.000 binh sĩ Mỹ và hơn 100.000 binh sĩ Iraq sẽ được huy động đến các điểm bỏ phiếu để bảo vệ. Một số chuyên gia cho biết, quân đội Mỹ đã bắt đầu giảm bớt hoạt động tuần tra của mình ở phía bắc và phía nam nước này, giao nhiệm vụ đảm bảo an ninh ở những khu vực đó cho các lực lượng Iraq vào ngày bầu cử. "Người dân không muốn nhìn thấy lính Mỹ", một nhà nghiên cứu của Mỹ cho biết.

Danh sách cử tri có cơ sở từ đâu?

Từ các danh sách đã được giao cho chương trình Đổi dầu lấy lương thực. Những danh sách này đã cung cấp gần như hoàn toàn thông tin về số người dân Iraq, các chuyên gia cho biết. Sau đó, các nhân viên kiểm tra lại bằng cách hỏi về số người trong gia đình để khẳng định về số liệu. Những thông tin này làm thành hồ sơ cử tri. Quá trình xác minh thông tin đã kết thúc vào ngày 15/12/2004. Đối với công dân Iraq sống ở nước ngoài, Tổ chức Nhập cư Quốc tế (IOM) có trụ sở ở Geneva đã thành lập 74 trung tâm đăng ký ở 36 thành phố thuộc Bắc Mỹ, châu Âu, Trung Đông và Australia để họ có thể đăng ký từ ngày 20-23/1.

Thủ tục bầu cử gồm những gì?

Tại mỗi điểm bỏ phiếu, các nhân viên đối chiếu tên của cử tri với hồ sơ cử tri, và giám sát quá trình bỏ phiếu. Sau khi cử tri bầu chọn và bỏ phiếu vào thùng, nhân viên bầu cử sẽ bôi mực không phai lên tay họ nhằm ngăn cản việc bỏ phiếu lại. Đối với cử tri ở nước ngoài, họ được phát một giấy biên nhận đăng ký và khi đi bầu, họ phải trình tờ biên nhận đó. Sau đó, tờ biên nhận sẽ được nhân viên bầu cử đánh dấu để không cho sử dụng lại.

Việc kiểm phiếu sẽ được tiến hành như thế nào?

Farid Ayar, người phát ngôn của uỷ ban bầu cử, sẽ trông coi tổng số phiếu bầu trên cả nước ngay sau khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa vào lúc 5h chiều ngày 30/1. Sau đó, tất các các thùng phiếu sẽ được chuyển tới Vùng Xanh, khu vục được bảo vệ nghiêm nghặt ở trung tâm Baghdad, nơi có trụ sở của chính phủ lâm thời Iraq. Tại đó, các lá phiếu sẽ chính thức được kiểm. Các chuyên gia cho rằng, quá trình kiểm phiếu sẽ diễn ra trong vòng 2-3 tuần.

Ai là người đưa ra quyết định liệu cuộc bầu cử có tự do và công bằng hay không?

Đó là uỷ ban bầu cử Iraq. Các tổ chức phi chính phủ Iraq cũng huy động khoảng 10.000 người giám sát bầu cử, hãng thông tấn AP đưa tin hôm 23/12/2004.

Các giám sát viên quốc tế có tham gia không?

Khoảng 35 nhân viên LHQ đã được điều đến để giám sát bầu cử ở Iraq. Một nhóm khác, Phái đoàn quốc tế chịu trách nhiệm cho cuộc bầu cử Iraq, sẽ giám sát cuộc bầu cử từ nước Jordan láng giềng vì tình trạng bạo lực vẫn tiếp diễn. Phái đoàn quốc tế này có các thành viên đến từ Albania, Anh, Canada, Indonesia, Mexico, và Yemen. Hãng thông tấn Washington Post cho biết hôm 22/1 rằng, hãng này có thể chỉ gửi một giám sát viên tới Iraq để đánh giá tình hình bầu cử. Các tổ chức khác từng giám sát bầu cử như Quốc hội Mỹ, Liên minh châu Âu, và Trung tâm Carter có trụ sở ở Atlanta, đã từ chối gửi giám sát viên tới Iraq vì e ngại về tình hình an ninh ở nước này.

Những lo ngại hàng đầu về an ninh là gì?

Đó là các cuộc tấn công nhằm vào ứng viên, cử tri và các điểm bỏ phiếu. Hôm 23/1, thủ lĩnh nổi dậy Abu Musab al Zarqawi tuyên bố sẽ "tấn công ác liệt" và phá rối bầu cử. Nhiều quan chức nghi ngờ rằng, tình hình an ninh không thể đảm bảo để cuộc bầu cử có thể diễn ra tốt đẹp.

Hôm 6/1, Trung tướng Thomas Metz, chỉ huy của lục quân Mỹ ở Iraq, khẳng định, nhiều khu vực ở 4 tỉnh - nơi tập trung khoảng 45% dân cư Iraq - không đủ an toàn để bỏ phiếu. Đồng thời, ông đưa ra khả năng, hoạt động bỏ phiếu sẽ không được tổ chức tại các khu vực đó nếu tình hình quá nguy hiểm. 

Ở 14 tỉnh khác nơi hoạt động bỏ phiếu chắc chắn có thể diễn ra, những lo lắng chính là:

- Sự an toàn của các ứng viên. Cho đến giờ, 3 ứng viên đã bị giết. Trước nguy cơ có thể bị ám sát - hàng chục chính trị gia đã bị giết hại trong năm qua - hầu hết các ứng viên đều từ chồi công bố tên mình cho đến sát ngày bầu cử.

- Sự an toàn của các nhân viên bầu cử. Ít nhất 10 nhân viên bầu cử đã bị giết hại, và những người còn lại hiện đang bị đe doạ thường xuyên. 700 nhân viên bầu cử thuộc uỷ ban bầu cử Mosul đã từ chức khi mạng sống của họ bị đe doạ, hãng thông tấn AP đưa tin hôm 30/12/2004.

- Sự an toàn của các cử tri. Nhiều chuyên gia lo lắng rằng, các cử tri sẽ là mục tiêu tấn công, hoặc tại các điểm bỏ phiếu hoặc sau khi bỏ phiếu.

(Việt Hằng - Theo CFR)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,