221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
571532
Scandal bầu cử có xảy ra với Iraq?
1
Article
null
Scandal bầu cử có xảy ra với Iraq?
,

Chỉ trong mấy năm qua, phương Tây chứng kiến hàng chục cuộc bầu cử quốc gia. Rất nhiều trong số đó có những biểu hiện khuất tất, một số còn xảy ra bê bối trầm trọng. Nhưng người ta chỉ thực sự chú ý tới các scandal bầu cử một cách nghiêm chỉnh khi người Kiev tràn ra đường phố để phản đối kết quả bầu cử Ukraine. 

Người Shiite nhiệt tình vận động cho bầu cử

Trong lúc này, khi thế giới đang hướng về Iraq thì vấn đề quan tâm nhất là tính công bằng và hợp pháp của bầu cử. Dân chủ hay không sẽ được thể hiện rõ nét trong hoạt động ngắn ngủi những đầy phức tạp này...

"Mốt" scandal

Những ngày đầu năm 2005, cũng chính tại sa mạc Ảrập, scandal đã xảy ra trong cuộc bầu cử Palestine, dù ai cũng biết chắc từ trước ông Mamoud Abbas thắng cử. Đó là việc các quan chức bầu cử đồng loạt từ chức sau và tố cáo rằng mật vụ cùng nhiều quan chức thuộc phe Fatah buộc họ gia hạn thời gian bỏ phiếu để gia tăng tỷ lệ phiếu bầu cho ông Abbas. 

Nhìn lại vài năm trước đó, có thể nhận thấy một câu hỏi đáng lưu ý: liệu scandal bầu cử có phải là chuyện tất yếu? Nguyên do là đã xuất hiện hàng loạt cuộc bầu cử liên tiếp bị nghi ngờ là có vấn đề cứ như scandal là mốt khó thiếu trong bầu cử quốc gia.

Dù không bị phản đối dữ dội như ở nước láng giềng Ukraine song Tổng thống Belarus, ông Alexander Lukashenko cũng bị cáo buộc là đã đàn áp những người bất đồng chính kiến đồng thời gây sức ép với giới truyền thông và phe đối lập trước khi diễn ra bầu cử cuối năm 2004 vừa qua. Còn trong và sau quá trình bỏ phiếu, ông còn bị cho là đã tổ chức dàn xếp kết quả bầu cử, qua đó cho phép ông đắc cử nhiệm kỳ ba.

Tổng thống Zimbabwe, ông Robert Mugabe cũng bị cáo buộc là đã tổ chức dàn xếp kết quả bầu cử, qua đó cho phép ông tái đắc cử. Chỉ một năm trước đó, trường hợp tương tự diễn ra trong cùng khu vực: Tổng thống Nigeria, ông Olusegun Obasanjo tái đắc cử bất chấp làn sóng phản đối trong nước và sự chỉ trích của dư luận ngoài nước. Người ta tố cáo ông này đã dùng lợi thế chính trị của một đương kim tổng thống kết hợp với việc ngăn cản nhiều cử tri đi bỏ phiếu để hạ bệ các đối thủ.

Cuộc bầu cử năm 2000 ở Côte d'Ivoire còn gây tranh cãi dữ dội hơn. Dư luận cho rằng ông Robert Guei, lúc đó là Thống tướng quân đội nước này, đã gây sức ép lên Tòa án Tối cao, buộc họ loại tư cách ứng cử của 14 trên tổng số 19 ứng viên, trong đó có các ứng viên có thể cạnh tranh ngang ngửa với ông. Nhưng ông vẫn không vượt qua được một trong số các ứng viên còn lại, ông Laurent Gbagbo. Bạo lực lập tức xảy ra, nhân quyền bị vi phạm nghiêm trọng. Đến lúc Pháp đưa quân vào giải quyết và tuyên bố chiến thắng cho ông Gbagbo thì nội chiến đã xảy ra giữa hai phe phái của các chính trị gia này. 

Liệu Iraq, một quốc gia đang trong tình trạng hết sức phức tạp và bất ổn, có tránh khỏi các scandal bầu cử? Nếu có, "mốt" scandal nào có khả năng được người Iraq áp dụng sau ngày bỏ phiếu. Không chấp nhận kết quả bầu cử và biểu tình đòi bầu cử lại như Ukraine? Dàn xếp bầu cử gây bất đồng sâu sắc trong chính quyền mới như ở Nigeria? Hay dùng bạo lực, thậm chí dẫn tới nội chiến để tranh giành lại vị thế chính trị như ở Côte d'Ivoire?

Khả năng xảy ra bê bối bầu cử ở Iraq khá rõ nét. 

Dấu hiệu đầu tiên có thể báo trước bê bối là quá trình chuẩn bị cho bầu cử. Công tác hậu cần không được chú ý thỏa đáng, bởi mọi tập trung đều hướng tới việc giữ gìn an ninh cho ứng viên, quan chức bầu cử và cử tri. Đơn cử một chuyện: ở nhiều nơi, các mảnh ván, gỗ đang được gá hết sức đơn giản thành hòm phiếu! Với những chiếc hòm như vậy, khóa niêm phong không còn tác dụng.

Tiếp đến là sự phức tạp trong các thành phần chính tham gia bầu cử. Các ứng viên không dám công khai danh tính và địa chỉ do sợ khủng bố. Như vậy, nếu một nhân vật bất kỳ được dựng lên sau ngày 30/1 thì cũng là chuyện bình thường đối với cuộc bầu cử có quá nhiều chuyện bất thường này. 

Phần quan trọng khác của bầu cử là các cử tri cũng tồn tại nhiều vấn đề. Quá nhiều thành phần người trong xã hội Iraq đã bị phân hóa sâu sắc qua nhiều cuộc chiến gần đây. Việc đứng lên đấu tranh giành quyền lực sau khi cảm thấy chưa được thỏa đáng với kết quả bầu cử là khả năng dễ xảy ra.

Nhiều người Sunni ủng hộ quân nổi dậy bất chấp sự truy bắt gắt gao của lính Mỹ

Như vậy, khó có thể tránh khỏi một vài scandal trong ngày bầu cử 30/1 tới ở Iraq. Tuy nhiên, điều làm các nhà tổ chức có thể yên tâm là các scandal đó khó có khả năng làm xoay chuyển cả cuộc bầu cử. Sự phức tạp của Iraq sẽ dẫn tới scandal và cũng chính sự phức tạp đó không cho phép người ta có đủ thế lực để làm một cuộc lật đổ nào.

Và quan trọng là vị thế của Iraq hiện nay cùng nguồn tài nguyên dầu mỏ dồi dào sẽ giúp Iraq khá nhiều. Các nước có tham vọng về lợi ích dầu mỏ ở đây sẽ cố gắng làm mọi cách mau chóng ổn định tình hình chính trị và mong muốn nhìn thấy một nhà nước rõ ràng ở Iraq. Khi đã ổn định chính trị, kinh tế mới là chuyện thường ngày. Rồi những dòng dầu mỏ sẽ ngày ngày được hút lên, theo tàu vượt đại dương tới phục vụ những nền kinh tế đang khao khát dầu!

Hơn nữa, Mỹ và Liên quân vẫn luôn coi đây là cơ hội của một nền dân chủ mới với Iraq. Một nền dân chủ không thể có scandal tràm trọng được. Do vậy, nếu không ngăn cản được, họ sẽ cố gắng dàn xếp ổng thỏa bằng nhiều cách các scandal, ngay từ trong trứng nước.

(NHQ - Tổng hợp)


,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,