Cơn động đất dữ dội nhất thế giới
trong vòng 40 năm qua đã tạo nên những cơn sóng thần có sức tàn phá và huỷ diệt không thể tưởng tượng nổi.Du khách, ngư dân cùng với nhà cửa, xe cộ đã bị cuốn trôi trong chốc lát bởi những cột nước khổng lồ bên bờ Ấn Độ Dương.
Hơn 50.000 người đã thiệt mạng!
Ấn Độ |
Số người chết cụ thể ở các nước như sau: |
Mức độ thiệt hại do cơn đại hoạ gây ra đang gia tăng nhanh chóng từng giờ từng phút.
Với sự hỗ trợ cửa các đội cứu trợ cứu nạn, người ta đã tìm thấy thêm hàng ngàn xác chết mới, bổ sung vào con số tang thương đã công bố trước đó.
Cho tới thời điểm này (5h30 ngày 29/12, giờ VN) đã có hơn 50.000 người thiệt mạng ở 8 nước Nam và Đông Nam Á cùng 4 nước Đông Phi.
Tuy nhiên, các quan chức dự báo số người chết chắc chắn không chỉ có vậy. Nhiều người vẫn chờ đợi, vẫn hy vọng cái chết không đến với các trường hợp mất tích, song ai cũng hiểu họ có rất ít cơ hội sống sót.
Lời kể các nhân chứngTrong cơn hốt hoảng, những người chứng kiến sự tàn phá của những cơn sóng thần đã thuật lại những gì vừa diễn ra trước mắt.
Indonesia |
Trên bãi biển Patong, Thái Lan, một du khách có tên Boree Carlsson cho biết: "Tôi không thể tin vào mắt mình, mọi việc diễn ra nhanh như chớp. Tôi thấy một chiếc xe bay vù ra biển, các cơn sóng đập cao tới ngực. Tôi kịp chạy thoát cùng một người bạn trước khi các cơn sóng cao lên nhanh chóng".
Tại một khu nghỉ mát khác cũng ở Thái Lan là Phuket, du khách Mike Williams cho biết: "Nếu ai đó đang bơi trên biển thì sẽ không thể quay về được nữa. Những cơn sóng giằng xé kinh khủng trước khi tràn qua đường phố, cửa hàng và khách sạn nơi đây. Những chiếc dù trên bãi biển chao lượn như bóng bay trên bầu trời. Xe cộ lớn nhỏ trôi lềnh bềnh như đồ chơi trên mặt nước. Rất đáng sợ".
Malaysia |
Một du khách khác ở Phuket cho biết: "Lúc đầu tôi nghe thấy một tiếng nổ cực lớn. Cứ tưởng gặp phải một vụ khủng bố. Sau đó chúng tôi nhận thấy nhiều cơn sóng cứ cao dần nên cố leo lên những tầng trên cùng của khách sạn để lẩn trốn".
Còn tại Ấn Độ, quang cảnh cũng hoang tàn không kém sau khi sóng thần ập tới. Anh P. Ramanamurthy ở Andra Pradesh cho biết: "Tôi thực sự bị sốc khi thấy hàng loạt thuyền đánh cá bay vèo vèo trên đầu các con sóng như những tờ giấy. Nhiều chiếc lật úp, đổ ụp cả những ngư dân xuống biển. Tôi không thể tưởng tượng nổi cảnh này".
Thái Lan |
Từ Trincomalee, Srilanka, nơi bị thiệt hại về người lớn nhất tính tới thời điểm này, một ngư dân cho biết: "Sau khi có động đất, chúng tôi lao về nhà ngay lập tức. Rồi sóng thần ập đến và những người đang ở gần bờ biển hoàn toàn không có cơ hội sống sót. Tội nhất là mấy đứa trẻ đang chơi trên bãi biển. Chúng đã biến mất trong chốc lát".
Thư ký Thủ tướng Sri Lankan, ông Lalith Weerathunga nói: "Đây là một thảm kịch. Số người chết cứ tăng không ngừng. Khoảng một triệu người trong vùng ảnh hướng đã phải di tản khẩn cấp".
Sri Lanka |
Còn anh Bustami ở Lhokseumawe, Indonesia thì bàng hoàng nhớ lại từ đầu: "Thời tiết vẫn đang bình thường, không mây, không sấm chớp. Thế rồi cơn sóng bất thần xuất hiện và lớn nhanh đến mức không nhìn kịp. Trong chốc lát, cả thành phố nước ngập tới ngực. Tất nhiên, người chết và mất tích nhiều không kể xiết".
Còn ông Enzo Boschi, Giám đốc Học viện Địa chất quốc gia Italia, hiện đang có mặt tại khu vực động đất chỉ nói ngắn gọn: "Cả hành tinh đang rung chuyển".
Sóng thần xảy ra như thế nào?
Maldives |
Thềm lục địa Ấn Độ Dương không ổn định. Nó di chuyển về phía Đông Bắc và va chạm với thềm lục địa đảo Sumatra, gây nên chấn động địa chất rất mạnh. Cơn địa chấn ngay lập tức tạo ra hàng chuỗi các đợt động đất tới 9 độ Richter.
Tới lượt mình, các cơn động đất cực mạnh lại làm bắn lên những cột nước dựng đứng cao khoảng trên 10m. Đó chính là những con sóng thần có sức tàn phá kinh hoàng. Mỗi cơn sóng khi dội xuống mặt đất sẽ có thể tích khoảng vài trăm ngàn mét khối nước - một sức nặng chỉ có bom tấn mới so sánh nổi.
Sóng thần xảy ra hết sức bất ngờ và làm thiệt hại nặng nề về người và của. Hiện chưa có nghiên cứu hay thiết bị nào có thể dự báo trước những cơn sóng thần ở khu vực Ấn Độ Dương.
Điều nguy hiểm là sóng thần vẫn không kết thúc ngay cả khi động đất đã chấm dứt. Dư chấn của động đất vẫn có thể tạo nên những cơn sóng thần dữ dội tương tự. Do vậy, khu vực này vẫn sẽ tiếp tục bị tàn phá trong vài ngày tới.
Động đất đạt tới trên dưới 8 độ Richter là cực hiếm. Gần đây chỉ có động đất 8 độ Richter ở đảo Hokkaido của Nhật Bản vào ngày 25/9/2003 làm gần 600 người chết và bị thương. Một cơn động đất khác đạt tới 8,4 độ Richter xảy ra ở bờ biển Peru ngày 23/6/2001 làm 74 người thiệt mạng.
(NHQ - Theo BBC, Reuters, AP)
* Tiếp tục cập nhật