221
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
550134
Những đứa trẻ Iraq lớn lên trong chiến tranh
1
Article
null
Những đứa trẻ Iraq lớn lên trong chiến tranh
,
Soạn: AM 209261 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Chẳng mấy khi Abbas (phải) được tới đó chơi bóng

Ở tuổi 11, Mowaffaq Abbas cũng có những ước mơ và sở thích tương tự như những đứa trẻ cùng tuổi ở châu Âu hay nước Mỹ. Nhưng thời gian sau này của cuộc đời cậu có thể sẽ khác.

Là một học sinh tiểu học ở thủ đô Baghdad, Mowaffaq thường xuyên phải đến trường trong nỗi ám ảnh bom rơi đạn lạc hay thậm chí là bắt cóc. Tới được trường rồi, mối lo vẫn còn đó. Tháng trước, một quả bom phát nổ ngay bên cạnh lớp học của cậu làm nhiều học sinh bị thương nặng và một cô giáo chấn thương não mất hẳn trí nhớ.

Cậu anh trai hơn Abbas 2 tuổi là Mohammed cũng chẳng may mắn gì hơn. Tuần trước, trong khi đang đạp xe tới lớp, cậu bé phải chứng kiến tận mắt cảnh một người đàn ông bị nã một phát đạn vào đầu. "Máu của ông ấy bắn cả vào người khiến tôi sợ quá ngã khỏi xe.Tôi không thể nào chợp mắt được trong hai ngày sau đó. Bây giờ có thách gì tôi cũng không dám đi qua con đường đó nữa."

Và dù còn đang trong tuổi ăn tuổi chơi, nhiều đứa trẻ Iraq đã phải chịu chung một cảm giác như những người lớn khác: mỗi khi nhắm mắt thì lại lo không biết sáng mai có còn được thức dậy để chiêm ngưỡng ánh bình minh rực rõ ở thành phố Baghdad hay không. 

Đối với chúng, quãng thời gian hơn 20 tháng qua giống như một bộ phim bạo lực. Và chúng nhiều khi trở thành những vai phụ bất đắc dĩ, với những kết cục chẳng thể ngờ nổi. Hy vọng và phấp phỏng lo âu, đó là cảm giác xâm chiếm tâm hồn từng đứa trẻ trong suốt 24 giờ trong ngày. Suốt 24 giờ!


Cuộc sống gò bó hơn

Cơ hội học tập và làm việc có vẻ sẽ khá hơn trong thời gian tới, với nhiều cơ hội rộng mở và đa dạng hơn. Song cuộc sống thường nhật của những đứa trẻ nhỏ nhoi như hai anh em này lại tỏ ra gò bó hơn, kể từ khi nổ ra chiến tranh.

Đường phố không còn tự do như trước. Cứ chỗ nào có người nước ngoài ở hay làm việc thì nơi đó chúng không được dừng xe nhìn ngó, thậm chí có chỗ không bao giờ được đi qua hoặc bén mảng tới. Những bức tường cao ngăn bom xe và cũng ngăn chúng tới một số khu vực ưa thích.

"Đây là khu vực gần nhà chúng tôi, nhưng chẳng mấy khi chúng tôi được tới đó để chơi bóng hay tập võ như trước. Hoàn toàn bị mắc kẹt. Việc đi lại thăm các cậu gì và người quen lại càng khó khăn, nhất là khi họ ở khá xa khu vực nhà tôi".


Hướng mắt ra ngoài

Nhưng cuộc sống vẫn phải tiếp diễn cho tới khi nào còn có thể. Mowaffaq, Mohammed cũng như bạn bè của chúng, đang cố gắng sống và thích ứng với hoàn cảnh. Điều may mắn với chúng là lòng tự tin và những ước vọng cao đẹp vẫn có chỗ trong tâm hồn thơ trẻ.

Mowaffaq liệt hai cái tên Michael Jordan và David Beckham vào danh sách thần tượng của mình. Cậu hy vọng sẽ trở thành một người phiên dịch để có thể đi nhiều nơi trên thế giới. Cậu nghĩ rằng đến khi mình đến tuổi trưởng thành, lực lượng chiếm đóng vẫn ở lại Iraq và kiểm soát cả đời sống kinh tế xã hội ở đây. Do đó cậu sợ không có ai phiên dịch cho mình và như vậy rất dễ bị thất nghiệp.

Mohammed thì lại thích nghiên cứu khoa học. Cậu bộc lộ ước nguyện lớn lao của mình: "Tôi muốn trở thành một nhà khoa học nghiên cứu vũ khí. Vì sao ư, tôi đã thấy rất nhiều những quả đạn, pháo, súng ống và những thứ tương tự. Nên tôi muốn tự tay chế tạo chúng xem sao. Nhưng tôi sẽ không chế tạo ra các loại bom tự sát"

(NHQ - Theo Reuters)

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,